Thứ Ba, 13 tháng 11, 2012

[Truyện ngắn] Chiếc mặt nạ


Chiều cuối thu heo hắt màu trời xám ngắt, tôi đứng trước cổng trường tiểu học lớn của thành phố đợi đón thằng Tý sau buổi tan trường. Cả khúc đường xôn xao xe cộ, phụ huynh kẻ vịn xe, kẻ ngồi trên yên, kẻ đi bộ…Chỉ ở mép cổng trường ông già bán đồ nhựa. mặt nạ trên tấm ni lông thì yên lặng trầm ngâm buổi ế hàng. Tiết học cuối cùng còn khá lâu mới kết thúc, tôi nhè nhẹ đến bên ông lão râu tóc bạc phơ hỏi bâng quơ:
       -Bán được hàng không bác?
Như sực tỉnh cơn mơ chiều, đôi mắt hiền từ nhân hậu chớp vội:
       -Cảm ơn cô, bán cũng được kha khá nhất là mặt nạ bồi giấy vẽ phẩm màu này bọn trẻ tiểu học thích lắm đó cô.
Rồi chẳng đợi tôi hỏi han gì thêm nữa. Trong tiếng còi xe xin đường inh ỏi, ông lão, tay nâng niu từng chiếc mặt nạ giấy lòe loặt chói chang tia nắng rớt cuối mùa. Say sưa diễn thuyết bằng cả nỗi niềm đam mê khó tả bằng ngôn ngữ đời thường…Này,cô thấy đó một Thạch Sanh nhân hậu đến cả tin một tên bán rượu dạo đến khổ hơn nữa đời trai trẻ, đây là cô Cám có nốt ruồi to tướng thể hiện chất chanh chua, đanh đá,…Còn cái mặt nạ màu hồng này đẹp lắm với bọn tóc thắt bím hai bên của nàng Mỵ Châu ngày đó, chà.. chà.. do trái tim lầm chỗ nên nỏ thần trao tay giặc để cặp mắt huyền ăn năng tận mãi đến bây giờ…Còn đây vô số chiếc mặt nạ thỏ, mặt nạ bướm…Tôi há hốc nghe từng lời của ông lão mà quên không để ý đến ông khách lạ vừa đổ xịch chiếc xe ô tô, thuận tay đánh sập cửa bước lại gần ông lão.
       -Bán cho cháu một chiếc mặt nạ !
Đôi tay người khách mới đến xáo lật hàng chục chiếc mặt nạ vốn được ông lão xếp ngay ngắn theo mỗi chủ đề nhất định. Rồi cầm lên một chiếc, tôi yên lặng, ông lão yên lặng riêng anh ta lại nói hơi to:”Ô đẹp quá, ông Lữ Bố mặt nạ hoa phấn giống hệt tài tử trong phim cổ trang Trung Quốc đây rồi”…
   Tiếng trống trường vô tư nhả một hồi vào khoảng không gian xô bồ của buổi chiều cuối thu nắng hấp hiu vàng nhợt. Tôi quên hẳn ông lão bán mặt nạ, quên hẳn người khách lạ vừa mới trầm trồ khen nức nở chiếc mặt nạ Lữ Bố trong truyện Tàu chỉ chăm bẳm hướng về phía cổng trường tìm ông cu nhỏ của tôi trong đám học trò chen nhau ra cổng . Nhưng cái giọng líu lo của cô bé có mái tóc bím chiếc nơ màu tím nhạt bắt tôi phải quay đầu chú ý.
   Hôm nay phiên họp giao ban ở sở kết thúc sớm ba đánh xe đón con thay mẹ và mua tặng món quà sinh nhật nho nhỏ cho bé Thục Quyên đây!
   Ba này kỳ ghê, con thích xem, thích ngắm nghía mặt nạ chớ con không thích đeo mặt nạ đâu ba …mặt thật mới đẹp, mới xinh mà ba …
    Ánh mắt người bố lóe lên rồi chùng xuống rất nhanh, tay nắm mà như đẩy cô bé tiến lại gần xe bên đường. Hay ba đổi lại cho con chiếc mặt nạ cô Tấm kia kìa!
   Tiếng cửa xe đóng sầm lao một hơi nhanh giữa dòng người, xe cộ đông đúc. Miệng ông lão háo hốc, đôi mắt sáng long lanh dõi theo bóng chiếc ô tô vừa rẽ trái rồi quay sang nhìn tôi, miệng mở nụ cười đắc ý
   Chiều vô tình nắng tắt, đèn góc phố quán cà phê của ai nhấp nháy mời chào.
                                                                                            
                                                                                                          Võ Thị Yến



Hương của hoa


HƯƠNG CỦA HOA
(Kính tặng cô chủ nhiệm 20.11)

Tặng cô một đóa
sen hồng
Tôn vinh nét đẹp
Sáng gương
người thầy
Gởi cô
Hương của đất trời
“Vạn”năm “thọ “mãi
Sáng-trưa
Đò… người
Hồng nhung
Hồng phấn, hồng vàng
Kèm trong
Lời chúc
Nở tròn môi cô
Rồi riêng
Em ép phượng hồng
Lâu lâu lật vở
Nhớ trường
Nhớ cô…

NGUYỄN THỊ THẢO VY




Thứ Năm, 1 tháng 11, 2012

Chia sẻ về phương pháp học tập


Xin chào các bạn!
Mình tên là Đoàn Nguyễn Thành lương, hiện đang là học sinh lớp 9/2.
Được vinh dự thay mặt cho các bạn học sinh trong lớp mình xin chia sẻ với các bạn một số kinh nghiệm trong việc học tập của mình
Các bạn ạ!  Lê nin đã từng nói: HỌC – HỌC NỮA – HOC MÃI.  Thật đúng vậy , đối với con người kiến thức là vô hạn. học không biết cho đến khi nào mới hết  những điều mình cần biết. mênh mông lắm. Nhất là đối với lứa tuổi của chúng ta hiện nay, được sống trong một môi trường hết sức thuận lợi thì việc học cũng không khó khăn chút nào. Mình ý thức được viêc đó cho nên mình đã đặt ra cho bản thân những mục tiêu cho từng năm học, từng học kỳ rồi từng tháng, từng tuần. lúc đầu mình thấy cũng khó khăn thật nhưng sau dần, được sự đông viên giám sát chăt chẽ của ba má mà nhất là sự giúp đỡ tận tình của thầy cô giáo khi mình cần, cuối cùng mình đã thích nghi với cách học này. Hàng ngày trừ những lúc ở trường, còn lại lúc ở nhà, được sự ưu ái của gia đình 60% thời gian còn lại trong ngày là mình dành cho việc học. học ở sách tham khảo, học ở mạng, học ở bạn, bạn ở khắp nơi trên mọi miền.
Các bạn ơi! Việc tiếp cận với công nghệ thông tin chắc là không còn xa lạ với chúng ta, nó giúp chúng ta rất nhiều. riêng mình thì nó thực sự bổ ích. Từ những công dụng của mạng Internet. Từ những thông tin có ích của trang goolge mình đã tận dụng tất cả. các trò chơi như chiếc nón kỳ diệu giúp mình hiểu biết thêm về môn học lịch sử, địa lý, của thế giới cũng như của nước nhà.  Rồi từ những cuộc thi như IOE, Violympic mình lại học hỏi thêm nhiều kiến thức cho môn Anh văn, môn Toán.  Đừng ngại ngần các bạn ạ, cứ mạnh dạn tham gia, có ai la rầy mình đâu. Thất bại riết rồi cũng có lúc thành công chứ. Các bạn thấy mình không, cuộc thi nào cảm thấy ổn là mình xin tham gia với suy nghĩ chỉ là cọ sát kiên thức với các bạn, vậy mà có lúc mình cũng đạt giải đấy chứ!

Internet luôn là nguồn tài nguyên thông tin vô tận nếu ta có sự đam mê và ham hiểu biết

Các bạn thân mến! học ở trường, học ở thầy cô là một điều hết sức quý giá “nhất tự vi sư, bán tự vi sư” mà. Nhưng thời gian mình được ở bên thầy cô là rất ít, nên việc tự học vẫn là then chốt. từ những phần bài tập trong sách giáo khoa các bạn làm hết sẽ kich thích sự ham muốn của các bạn đối với môn học rồi dần dần các bạn sẽ muốn làm thêm trong sách tham khảo, những cuốn sách vừa tầm với khả năng của các bạn, đừng vượt quá sẽ gây cho các bạn sự mệt mỏi, có điều gì khúc mắc bạn cứ chia sẻ với các bạn thân trong nhóm, hoặc trên facebook các bạn sẽ được nhận ngay sự đồng cảm giúp đỡ của mọi người.

Tự học giúp ta khắc sâu kiến thức hơn

Các bạn biết không, nếu các bạn có em nhỏ thì hãy thể hiện quyền uy, vai trò làm anh, làm chị của mình với nó. Đây cũng là một cách ôn tập khá hay đấy các bạn. Thường xuyên xem lại bài vở của em mình, nếu nó cần giúp đỡ mình thể hiện ngay vừa ôn lại kiến thức vừa được em nó tôn trọng nữa chứ.
Thỉnh thoảng, ta cũng nên tự nhìn nhận lại cách tiếp thu bài, học bài và tìm hiểu bài của mình, cần thiết thì điều chỉnh cho hợp lí để đạt được kết quả mong muốn.

Học thuộc bài bằng mindmap (sơ đồ tư duy) giúp tiết kiệm thời gian và đạt hiệu quả cao

Có nhiều bạn hỏi rằng : "Làm sao để học tốt?". Đây thực sự là một câu hỏi khó. Tất nhiên, mỗi người thì có một phương pháp khác nhau, trên đây mình chỉ trình bày phương pháp học của riêng bản thân, hi vọng sẽ giúp các bạn được một phần nào đó. Chúc các bạn đạt được những thành tích như mong đợi!

     

Chủ Nhật, 30 tháng 9, 2012

NGHỊ ĐỊNH Quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và nội dung thông tin trên mạng

THÔNG TIN CHI TIẾT TOÀN VĂN DỰ THẢO VĂN BẢN
             ______
           Số:      /NĐ-CP
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
____________________________
Hà Nội, ngày       tháng      năm 2012


NGHỊ ĐỊNH
Quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet
và nội dung thông tin trên mạng
___________

 Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Viễn thông ngày 23 tháng 11 năm 2009;
Căn cứ Luật Công nghệ Thông tin ngày 29 tháng 6 năm 2006;
Căn cứ Luật Báo chí ngày 28 tháng 12 năm 1989, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí ngày 12 tháng 6 năm 1999;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông,
Chính phủ ban hành Nghị định quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và nội dung thông tin trên mạng.

 

Chương I

NHỮNG  QUY ĐỊNH CHUNG


Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định chi tiết đối với việc quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và nội dung thông tin trên mạng, bao gồm quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ Internet, tài nguyên Internet, trang thông tin điện tử, dịch vụ mạng xã hội trực tuyến, dịch vụ nội dung trên mạng viễn thông, dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng; bảo đảm an toàn thông tin và an ninh thông tin trên Internet; quyền và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân tham gia việc quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và nội dung thông tin trên mạng.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Nghị định này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài trực tiếp tham gia hoặc có liên quan đến việc quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và nội dung thông tin trên mạng.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

1. Internet là hệ thống thông tin toàn cầu sử dụng giao thức Internet và tài nguyên Internet để cung cấp các dịch vụ và ứng dụng khác nhau cho người sử dụng.
2. Dịch vụ Internet là một loại hình dịch vụ viễn thông, bao gồm dịch vụ truy nhập Internet và dịch vụ kết nối Internet:
a) Dịch vụ truy nhập Internet là dịch vụ cung cấp cho người sử dụng Internet khả năng truy nhập đến Internet.
b) Dịch vụ kết nối Internet là dịch vụ cung cấp cho các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truy nhập Internet khả năng kết nối với nhau để chuyển tải lưu lượng Internet.
3. Giấy phép cung cấp dịch vụ Internet là giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông loại hình dịch vụ Internet.
4. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet là doanh nghiệp viễn thông có giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông bao gồm một hoặc cả hai loại hình dịch vụ Internet quy định tại khoản 2 Điều này (gọi tắt là Giấy phép cung cấp dịch vụ Internet).
5.  Trạm trung chuyển Internet (Internet eXchange Point - IX) là một mạng lưới hoặc hệ thống thiết bị Internet, được một tổ chức hoặc doanh nghiệp thiết lập để truyền tải lưu lượng Internet giữa các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trên Internet.
6. Đại lý Internet là tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ truy nhập Internet cho người sử dụng Internet thông qua “Hợp đồng đại lý Internet” ký với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truy nhập Internet để hưởng hoa hồng hoặc bán lại dịch vụ truy nhập Internet để hưởng chênh lệch giá.
7. Người sử dụng dịch vụ truy nhập Internet là tổ chức, cá nhân giao kết hợp đồng sử dụng dịch vụ với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truy nhập Internet hoặc chủ điểm truy nhập Internet công cộng để sử dụng các ứng dụng và dịch vụ trên Internet.
8. Điểm truy nhập Internet công cộng là địa điểm cung cấp cho người sử dụng khả năng truy nhập Internet, bao gồm:
a) Địa điểm hoạt động của Đại lý Internet;
b) Điểm truy nhập Internet công cộng của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truy nhập Internet;
c) Điểm truy nhập Internet công cộng tại các khách sạn, nhà hàng, sân bay, bến tàu, bến xe, quán cà phê và các địa điểm cộng cộng khác.
9. Tài nguyên Internet là tập hợp tên và số thuộc quyền quản lý của Việt Nam, được quy hoạch thống nhất để bảo đảm cho hoạt động Internet, bao gồm:
a) Tên miền quốc gia Việt Nam “.vn”, địa chỉ Internet, số hiệu mạng, các tên và số khác được các tổ chức quốc tế phân bổ cho Việt Nam thông qua Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC).
b) Tên miền quốc tế, địa chỉ Internet, số hiệu mạng, các tên và số khác được các tổ chức quốc tế phân bổ cho các tổ chức, cá nhân sử dụng tại Việt Nam.
10. Nhà đăng ký tên miền “.vn” là tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ đăng ký, duy trì tên miền quốc gia “.vn”.
11. Nhà đăng ký tên miền quốc tế tại Việt Nam là doanh nghiệp cung cấp dịch vụ đăng ký, duy trì tên miền quốc tế tại Việt Nam.
12. Mạng trong Nghị định này được hiểu là mạng viễn thông di động, mạng viễn thông cố định, Internet, mạng máy tính (WAN, LAN).
13. Trò chơi điện tử trên mạng là trò chơi được cung cấp trên mạng thông qua hệ thống máy chủ của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng và được sử dụng trên các thiết bị đầu cuối của người chơi như: các loại máy tính, thiết bị di động, thiết bị điều khiển và các thiết bị đầu cuối khác. Trò chơi điện tử trên mạng bao gồm:
a) Trò chơi có sự tương tác giữa nhiều người chơi với nhau đồng thời thông qua hệ thống máy chủ trò chơi của doanh nghiệp.
b) Trò chơi chỉ có sự tương tác giữa người chơi với hệ thống máy chủ trò chơi của doanh nghiệp.
c) Trò chơi có sự tương tác giữa nhiều người chơi với nhau nhưng không có sự tương tác giữa người chơi với hệ thống máy chủ trò chơi của doanh nghiệp.
d) Trò chơi được tải về qua mạng, không có sự tương tác giữa người chơi với nhau và giữa người chơi với hệ thống máy chủ trò chơi của doanh nghiệp.
14. Cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng là việc thiết lập hệ thống thiết bị,  triển khai các phần mềm mà doanh nghiệp có quyền sử dụng hợp pháp để cung cấp cho người sử dụng khả năng chơi các trò chơi điện tử trên mạng.
15. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng là doanh nghiệp được cấp giấy phép cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng.
16. Người sử dụng dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng (gọi tắt là người chơi) là cá nhân chơi trò chơi điện tử trên mạng thông qua việc giao kết hợp đồng với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng.
17. Điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng là địa điểm cung cấp cho nhiều người chơi khả năng truy cập và chơi các trò chơi điện tử trên mạng, bao gồm: 
a) Điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng;
b) Điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng của đại lý Internet.
c) Điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng của tổ chức, cá nhân khác.
18. Điểm thưởng: Là các hình thức thưởng tương đương cách tính điểm mà người chơi nhận được trong quá trình tham gia trò chơi.
19. Vật phẩm ảo: Là hình ảnh đồ họa của một đồ vật, một nhân vật theo quy tắc nhất định do nhà sản xuất trò chơi đó thiết lập. Vật phẩm ảo chỉ tồn tại trong trò chơi mà nó được khởi tạo
20. Thông tin trên mạng là thông tin được cung cấp, truyền đưa, thu thập, xử lý, lưu trữ và trao đổi thông qua mạng.
21. Thông tin công cộng là thông tin của một tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân cung cấp đồng thời cho nhiều đối tượng được tiếp cận thông tin mà không cần xác định trước danh tính cụ thể khi lưu trữ, truyền đưa trên mạng.
22Dịch vụ nội dung trên mạng viễn thông là dịch vụ cung cấp thông tin công cộng cho thuê bao viễn thông di động, cố định thông qua việc sử dụng kho số viễn thông do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp.
23. Nguồn tin chính thức là những thông tin được đăng, phát trên báo chí Việt Nam hoặc trên các trang thông tin điện tử của các cơ quan Đảng, Nhà nước phù hợp với quy định pháp luật về báo chí, về bản quyền.
24. Nguồn tin hợp pháp là thông tin của các tổ chức, doanh nghiệp được quyền phát hành thông tin và chịu trách nhiệm về thông tin đó theo quy định của pháp luật.
25Thông tin tổng hợp là thông tin được tổng hợp từ nhiều nguồn thông tin hoặc nhiều loại hình thông tin về một hoặc nhiều lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. 
26. Đăng lại thông tin chính thức là việc trích dẫn nguyên văn, chính xác từ nguồn tin chính thức, không bình luận và phải ghi rõ tên tác giả, tên cơ quan của nguồn tin chính thức, thời gian đã đăng, phát thông tin đó.
27. Trang thông tin điện tử (website) là một hoặc tập hợp nhiều trang thông tin được trình bày dưới dạng ký hiệu, số, chữ viết, hình ảnh, âm thanh và các dạng thông tin khác phục vụ cho việc cung cấp, sử dụng và trao đổi thông tin trên Internet. Trang thông tin điện tử của tổ chức, cá nhân tại Việt Nam được phân loại như sau:
a) Báo điện tử.
b) Trang thông tin điện tử tổng hợp là trang thông tin điện tử của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cung cấp thông tin tổng hợp trên cơ sở đăng lại thông tin chính thức.
 c) Trang thông tin điện tử nội bộ là trang thông tin điện tử của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cung cấp thông tin về chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, dịch vụ, sản phẩm, ngành nghề và các thông tin cần thiết khác phục vụ cho  hoạt động của chính cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đó và không đăng lại thông tin chính thức.
d) Trang thông tin điện tử cá nhân là trang thông tin điện tử do cá nhân thiết lập để cung cấp, trao đổi thông tin của chính cá nhân đó, không đại diện cho tổ chức hoặc cá nhân khác và không đăng lại thông tin chính thức. Trang thông tin điện tử của cá nhân có thể do cá nhân tự thiết lập hoặc thiết lập sử dụng dịch vụ mạng xã hội (blog).
đ) Trang thông tin điện tử ứng dụng chuyên ngành là trang thông tin điện tử của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ ứng dụng trong các lĩnh vực công nghệ thông tin, phát thanh truyền hình, thương mại, tài chính, ngân hàng, văn hóa, y tế, giáo dục và các lĩnh vực chuyên ngành khác trên Internet.
28. Dịch vụ mạng xã hội là dịch vụ cung cấp cho cộng đồng người sử dụng Internet khả năng tương tác, chia sẻ, lưu trữ và trao đổi thông tin với nhau, bao gồm dịch vụ tạo trang thông tin điện tử cá nhân (blog), diễn đàn (forum), trò chuyện trực tuyến (chat), chia sẻ hình ảnh và các hình thức dịch vụ tương tự khác.
29. An toàn thông tin trên Internet là đặc tính của thông tin đặc trưng bởi khả năng bảo đảm tính bí mật, tính toàn vẹn và tính sẵn sàng của thông tin.
a) Bảo đảm tính bí mật là bảo đảm tính riêng tư (thông tin được sử dụng cho đúng đối tượng) và bảo mật (ngăn chặn việc tiết lộ thông tin).
b) Bảo đảm tính toàn vẹn là bảo đảm sự chính xác (ngăn chặn việc phá hoại hoặc thay đổi thông tin bất hợp pháp) và bảo đảm tính xác thực (tin cậy) của thông tin.
c) Bảo đảm tính sẵn sàng là bảo đảm tính khả dụng (sử dụng thông tin kịp thời và tin cậy) và bảo đảm khả năng phục hồi (khôi phục thông tin bị hỏng, mất mát).
30. Đảm bảo an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội và phòng chống tội phạm trên mạng là các hoạt động quản lý, kiểm soát, phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh chống các hành vi sử dụng, lợi dụng Internet và cung cấp thông tin trên mạng để xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội và lợi ích của công dân; phòng, chống lộ, mất bí mật nhà nước qua mạng; điều tra và truy tố tội phạm mạng.
31. Sự cố an toàn thông tin trên mạng Internet là sự kiện đã, đang hoặc có khả năng xảy ra gây mất an toàn thông tin trên mạng Internet được phát hiện thông qua việc giám sát, đánh giá, phân tích của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan hoặc được cảnh báo từ các chuyên gia, tổ chức về lĩnh vực an toàn thông tin trong nước và trên thế giới (sau đây được gọi tắt là “sự cố an toàn thông tin” hay “sự cố mạng”).
32. Đánh giá mức độ bảo đảm an ninh thông tin đối với hệ thống thông tin trên Internet là việc rà soát tổ chức và hoạt động của hệ thống, đo kiểm, chứng nhận sự phù hợp đối với các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và các quy định khác về an ninh thông tin.

Điều 4. Chính sách phát triển và quản lý

1. Thúc đẩy việc sử dụng Internet trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo, y tế,  nghiên cứu khoa học, công nghệ; đưa Internet băng rộng đến trường học, công sở, hộ gia đình, khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
2. Khuyến khích phát triển các nội dung, ứng dụng phục vụ cho người Việt Nam trên Internet. 
3. Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn việc sử dụng thông tin, các tiện ích, ứng dụng trên Internet đến mọi tầng lớp trong xã hội để tăng năng suất lao động, tạo việc làm và nâng cao chất lượng cuộc sống.
4. Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, hướng dẫn pháp luật về Internet. Có biện pháp bảo vệ trẻ em khỏi tác động tiêu cực của Internet và ngăn chặn những hành vi lợi dụng Internet gây ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, vi phạm đạo đức, thuần phong mỹ tục và vi phạm các quy định của pháp luật. Tăng cường công tác quản lý các điểm truy nhập Internet công cộng và các điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng công cộng.
5. Khuyến khích và tạo điều kiện sử dụng rộng rãi tên miền quốc gia “.vn” và thế hệ địa chỉ Internet IPv6.
6. Tăng cường hợp tác quốc tế về Internet trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng, các bên cùng có lợi, phù hợp với pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Điều 5. Các hành vi bị cấm

1. Lợi dụng việc cung cấp, sử dụng Internet và thông tin trên mạng nhằm mục đích:
a) Chống lại nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân; tuyên truyền chiến tranh xâm lược, khủng bố; gây hận thù, mâu thuẫn giữa các dân tộc, sắc tộc, tôn giáo;
b) Tuyên truyền, kích động bạo lực, dâm ô, đồi trụy, tội ác, tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan, phá hoại thuần phong, mỹ tục của dân tộc.
2. Tiết lộ bí mật nhà nước, bí mật quân sự, an ninh, kinh tế, đối ngoại và những bí mật khác do pháp luật quy định.
3. Đưa thông tin xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân.
4. Quảng cáo, tuyên truyền, mua bán hàng hoá, dịch vụ bị cấm; truyền bá tác phẩm báo chí, văn học, nghệ thuật, xuất bản phẩm bị cấm.
5. Cản trở trái pháp luật, gây rối, phá hoại hệ thống máy chủ tên miền quốc gia, hệ thống thiết bị cung cấp dịch vụ Internet và thông tin trên mạng, truy cập thông tin và sử dụng hợp pháp các dịch vụ trên Interrnet của tổ chức, cá nhân.
6. Sử dụng trái phép tài nguyên Internet, mật khẩu, khoá mật mã, thông tin riêng của các tổ chức, cá nhân.
7. Phát tán các nội dung thông tin giả mạo cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp khác, thông tin sai sự thật xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân. Tạo đường dẫn trái phép đối với tên miền của tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân. Gửi thư điện tử rác hay quảng cáo trái pháp luật.
8. Tạo ra, cài đặt, phát tán các phần mềm độc hại, vi rút máy tính, để thực hiện một trong những hành vi quy định tại Điều 71 Luật Công nghệ thông tin. Xâm nhập trái phép, chiếm quyền điều khiển hệ thống thông tin nhằm tạo lập công cụ tấn công trên Internet hay nhằm thực hiện các hành vi bị cấm quy định tại Điều 70 và Điều 72 Luật Công nghệ thông tin

Chương 2

QUẢN LÝ, CUNG CẤP VÀ SỬ DỤNG DỊCH VỤ INTERNET

Mục 1

DỊCH VỤ INTERNET

Điều 6Điều kiện cung cấp dịch vụ Internet

Các doanh nghiệp được cung cấp dịch vụ Internet cho công cộng khi đáp ứng các điều kiện sau:
1. Có giấy phép cung cấp dịch vụ Internet.
2. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet có hạ tầng mạng, ngoài giấy phép quy định tại khoản 1 Điều này, phải có thêm giấy phép thiết lập mạng viễn thông công cộng.
3. Gửi Thông báo chính thức cung cấp dịch vụ Internet tới Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục Viễn thông) 10 ngày làm việc trước khi chính thức cung cấp dịch vụ. Hình thức, địa chỉ, nội dung thông báo chính thức cung cấp dịch vụ quy định tại Phụ lục I Nghị định này.

Điều 7. Cấp, sửa đổi, bổ sung, gia hạn, thu hồi, cấp lại giấy phép cung cấp dịch vụ Internet



Thẩm quyền cấp phép, nguyên tắc, điều kiện, thủ tục cấp, sửa đổi, bổ sung, gia hạn, thu hồi và cấp lại các giấy phép cung cấp dịch vụ Internet thực hiện theo các quy định tại Điều 35, Điều 36, Điều 38, Điều 39 Luật Viễn thông và Điều 18, Điều 23, Điều 24, Điều 28 Nghị định số 25/2011/NĐ-CP ngày 06/4/2011 quy định chi tiết và thi hành một số điều của Luật Viễn thông.

Điều 8. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet

Ngoài các quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông quy định tại khoản 1 Điều 14 Luật Viễn thông, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet có thêm các quyền và nghĩa vụ sau đây:
1. Xây dựng hợp đồng đại lý Internet mẫu, đăng ký với Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục Viễn thông) để thực hiện thống nhất trong toàn doanh nghiệp sau khi được chấp thuận. Hợp đồng đại lý Internet mẫu bao gồm tối thiểu các nội dung sau đây:
a) Các thông tin về doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truy nhập Internet: Tên, mã số doanh nghiệp, địa chỉ liên hệ, số điện thoại của doanh nghiệp; số, ngày cấp, ngày hết hạn của giấy phép cung cấp dịch vụ Internet; họ và tên của người chịu trách nhiệm trước pháp luật.
b) Các thông tin về đại lý Internet:
- Đối với đại lý Internet là cá nhân: Họ và tên, số CMND, nơi cấp, số điện thoại, địa chỉ liên hệ. Đối với đại lý Internet là tổ chức: Tên tổ chức; mã số doanh nghiệp, số giấy chứng nhận đầu tư hoặc quyết định thành lập; số điện thoại; địa chỉ liên hệ.
- Địa chỉ của địa điểm kinh doanh.
c) Dung lượng đường truyền, phương thức kết nối.
d) Quyền và nghĩa vụ của các bên phù hợp với quy định tại Nghị định này.
đ) Các trường hợp doanh nghiệp ngừng cung cấp dịch vụ và đơn phương chấm dứt hợp đồng với đại lý Internet.
2. Tổ chức tập huấn về pháp luật Internet cho các chủ đại lý Internet và kiểm tra, giám sát việc thực hiện hợp đồng của các đại lý Internet ít nhất 01lần mỗi năm.

 3. Quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông.

Điều 9. Điều kiện hoạt động của điểm truy nhập Internet công cộng.

1. Đại lý Internet được phép hoạt động khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:
a) Đăng ký kinh doanh đại lý Internet.
b) Ký hợp đồng đại lý Internet với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truy nhập Internet.
c) Trường hợp cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng, phải tuân thủ các quy định về điều kiện hoạt động của điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng.
2. Điểm cung cấp dịch vụ truy nhập Internet công cộng của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truy nhập Internet không cần đăng ký kinh doanh đại lý Internet.
3. Các tổ chức, cá nhân là chủ các khách sạn, nhà hàng, sân bay, bến tàu, bến xe, quán cà phê, … khi cung cấp dịch vụ truy nhập Internet cho người sử dụng mà không thu cước trong phạm vi các địa điểm nói trên, không phải ký hợp đồng đại lý Internet và đăng ký kinh doanh đại lý Internet. Trường hợp có thu cư

ớc, chủ các địa điểm này phải đáp ứng các điều kiện quy định tại điểm a, b khoản 1 Điều này.

Điều 10. Quyền, nghĩa vụ của chủ các điểm truy nhập Internet công cộng

1. Đại lý Internet có các quyền và nghĩa vụ sau:
a) Thiết lập hệ thống thiết bị đầu cuối tại địa điểm được sử dụng để cung cấp dịch vụ truy nhập Internet cho người sử dụng dịch vụ tại địa điểm đó;
b) Treo biển “Đại lý Internet” kèm theo số đăng ký kinh doanh đại lý Internet;
c) Niêm yết công khai nội quy sử dụng dịch vụ Internet ở nơi mọi người dễ nhận biết và thực hiện, bao gồm  các điều cấm đã được quy định tại Điều 5 Nghị định này; quyền và nghĩa vụ của người sử dụng Internet tại Điều 11 Nghị định này; 
d) Được hoạt động từ 08.00 đến 22.00 giờ hàng ngày.
đ) Cung cấp dịch vụ truy nhập Internet theo chất lượng và giá cước trong hợp đồng đại lý Internet;
e) Trường hợp cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng, phải tuân thủ các quy định về quyền và nghĩa vụ của điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng.
g) Không được tổ chức hoặc cho phép người sử dụng Internet sử dụng các tính năng của máy tính tại địa điểm của mình để thực hiện các hành vi bị nghiêm cấm quy định tại Điều 5 Nghị định này.
h) Được yêu cầu doanh nghiệp Internet ký hợp đồng đại lý hướng dẫn, cung cấp thông tin về dịch vụ truy nhập Internet và chịu sự kiểm tra, kiểm soát của doanh nghiệp Internet đó.
i) Thực hiện quy định về bảo đảm an toàn cơ sở hạ tầng viễn thông và an ninh thông tin.
2. Điểm cung cấp dịch vụ truy nhập Internet cho công cộng của doanh nghiệp phải tuân thủ các quy định như sau:
a) Treo biển “Điểm cung cấp dịch vụ truy nhập Internet cho công cộng” kèm  tên và số giấy phép cung cấp dịch vụ Internet của doanh nghiệp;
b) Các quy định tại điểm a,c,d,e,g,i Khoản 1 Điều này.
3. Các tổ chức, cá nhân là chủ các khách sạn, nhà hàng, sân bay, bến tàu, bến xe, quán cà phê, … khi cung cấp dịch vụ truy nhập Internet cho người sử dụng phải thực hiện các quy định sau:
a) Tuân thủ giờ mở, đóng cửa của địa điểm;
b) Các quy định tại điểm a,c,e,đ,g,i Khoản 1 Điều này.

Điều 11. Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng dịch vụ truy nhập Internet
Ngoài việc tuân thủ các quyền và nghĩa vụ đối với người sử dụng dịch vụ viễn thông quy định tại khoản 1 Điều 16 Luật Viễn thông, người sử dụng dịch vụ truy nhập Internet còn có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
1. Tuân thủ thời gian hoạt động tại các điểm truy nhập Interrnet công cộng.
2. Không được kinh doanh lại các dịch vụ Internet.
3. Tuân thủ các quy định về đảm bảo an toàn thông tin, an ninh thông tin và các quy định khác có liên quan tại Nghị định này.

Điều 12. Kết nối Internet

1. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet được kết nối trực tiếp đi quốc tế; kết nối trực tiếp với nhau; kết nối với các trạm trung chuyển Internet.
2. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet có hạ tầng mạng được thiết lập trạm trung chuyển Internet sau khi đã có giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông loại hình dịch vụ kết nối Internet và phải tuân thủ theo các quy định về chất lượng dịch vụ và các quy định khác đối với dịch vụ kết nối Internet.
3. Trạm trung chuyển Internet quốc gia (VNIX) là trạm trung chuyển Internet do Bộ Thông tin và Truyền thông thành lập, để trung chuyển lưu lượng Internet giữa các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trên Internet và giữa các doanh nghiệp với các trạm trung chuyển trong và ngoài nước khác, tạo điều kiện thúc đẩy phát triển thế hệ địa chỉ IPv6 và ứng dụng các công nghệ, dịch vụ Internet mới và tăng cường khả năng dự phòng ứng cứu cho phép các doanh nghiệp Internet và các tổ chức Internet khác kết nối với nhau khi các kết nối Internet trong nước và quốc tế của doanh nghiệp xảy ra sự cố. Bộ Thông tin và Truyền thông (Trung tâm Internet Việt Nam) duy trì hoạt động của Trạm trung chuyển Internet quốc gia theo nguyên tắc thu bảo đảm đủ bù đắp chi phí và có tích lũy để phát triển của đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên quy định tại Nghị định số 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 25/4/2006;
4. Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet có hạ tầng mạng có vị trí thống lĩnh thị trường, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet có hạ tầng mạng nắm giữ phương tiện thiết yếu phải kết nối vào VNIX và kết nối vào các trạm trung chuyển Internet khác.
5. Bộ Thông tin và Truyền thông quy định cụ thể về quy trình, thủ tục, hoạt động của VNIX và ban hành các cơ chế, chính sách để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet kết nối với VNIX, với các trạm trung chuyển khác.

Mục 2

TÀI NGUYÊN INTERNET


Điều 13. Đăng ký tên miền

1. Mọi tổ chức, cá nhân đều có quyền đăng ký tên miền quốc gia Việt Nam “.vn” và các tên miền quốc tế.
2. Việc đăng ký tên miền quốc gia Việt Nam “.vn” thực hiện thông qua các nhà đăng ký tên miền “.vn”.
3. Việc đăng ký tên miền quốc gia “.vn” thực hiện theo các nguyên tắc sau:
a) Bình đẳng, không phân biệt đối xử;
b) Đăng ký trước được quyền sử dụng trước;
c) Tuân thủ các quy định về bảo vệ tên miền quốc gia Việt Nam “.vn” tại Điều 68 Luật Công nghệ thông tin; Tên miền là tên gọi của tổ chức Đảng, cơ quan Nhà nước chỉ dành cho tổ chức Đảng, cơ quan Nhà nước. Tổ chức Đảng, cơ quan Nhà nước có trách nhiệm đăng ký giữ chỗ với Trung tâm Internet Việt Nam để bảo vệ. Tổ chức, cá nhân khác không phải là đối tượng nêu trên không được đăng ký, sử dụng các tên miền này.
d) Tuân thủ các qui định về đấu giá, chuyển nhượng tài nguyên viễn thông theo qui định tại Luật Viễn thông và các qui định có liên quan.
đ) Tên miền do tổ chức, cá nhân tự chọn để đăng ký phải đảm bảo không có các cụm từ xâm phạm đến lợi ích quốc gia hoặc không phù hợp với đạo đức xã hội, với thuần phong, mỹ tục của dân tộc; phải thể hiện tính nghiêm túc để tránh sự hiểu nhầm hoặc xuyên tạc do tính đa âm, đa nghĩa hoặc khi không dùng dấu trong tiếng Việt.
e) Tổ chức, cá nhân đăng ký tên miền phải đúng đối tượng theo quy định của  Bộ  Thông tin và Truyền thông.
4.  Bộ Thông tin và Truyền thông quy định cụ thể quy trình, thủ tục đăng ký tên miền ”.vn”.

Điều 14. Hệ thống máy chủ tên miền quốc gia ".vn"

1. Hệ thống máy chủ tên miền quốc gia “.vn” là hệ thống kỹ thuật nhằm đảm bảo hoạt động cho tên miền quốc gia “.vn” trên Internet. Bộ Thông tin và Truyền thông (Trung tâm Internet Việt Nam) thiết lập, quản lý và vận hành hệ thống máy chủ tên miền quốc gia “.vn”.
2. Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet có trách nhiệm phối hợp, đảm bảo kết nối, định tuyến để hệ thống máy chủ tên miền quốc gia “.vn” hoạt động an toàn, ổn định.
3. Bộ Thông tin và Truyền thông quy định cụ thể về yêu cầu đảm bảo an toàn an ninh cho hệ thống máy chủ tên miền quốc gia “.vn”.

Điều 15. Điều kiện hoạt động của Nhà đăng ký tên miền  

1. Nhà đăng ký tên miền “.vn” được cung cấp dịch vụ khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
a) Là doanh nghiệp thành lập theo pháp luật Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông hoặc tổ chức ở nước ngoài là Nhà đăng ký tên miền chính thức (Accredited Registrar) của Tổ chức quản lý tên miền quốc tế (ICANN);
b) Đăng ký ngành nghề kinh doanh “Dịch vụ đăng ký tên miền”.
c) Ký hợp đồng Nhà đăng ký tên miền “.vn” với Trung tâm Internet Việt Nam.
2. Nhà đăng ký tên miền quốc tế tại Việt Nam được cung cấp dịch vụ khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
a) Là doanh nghiệp thành lập theo pháp luật Việt Nam.
b) Đăng ký ngành nghề kinh doanh “Dịch vụ đăng ký tên miền”.
c) Có hợp đồng bằng văn bản ký với Nhà đăng ký tên miền chính thức (Accredited Registrar) của Tổ chức quản lý tên miền quốc tế (ICANN) để cung cấp dịch vụ đăng ký tên miền quốc tế tại Việt Nam.
d) Đăng ký hoạt động Nhà đăng ký tên miền quốc tế tại Việt Nam theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông.
3. Bộ Thông tin và Truyền thông quy định cụ thể về yêu cầu kỹ thuật, quy trình, thủ tục ký hợp đồng Nhà đăng ký tên miền “.vn”; quy trình thủ tục đăng ký hoạt động Nhà đăng ký tên miền quốc tế tại Việt Nam.

Điều 16. Quyền và nghĩa vụ của Nhà đăng ký tên miền

1. Nhà đăng ký tên miền “.vn” có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
a) Tổ chức thực hiện việc đăng ký, duy trì tên miền theo các quy định hiện hành.
b) Quản lý và cung cấp đầy đủ thông tin chính xác về chủ thể đăng ký tên miền theo yêu cầu của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
c) Thiết lập hệ thống máy chủ tên miền (DNS), hệ thống kỹ thuật để cung cấp dịch vụ và đảm bảo an toàn, an ninh đối với các tên miền của tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ của mình.
d) Được hướng dẫn, cung cấp thông tin về việc đăng ký tên miền và chịu sự kiểm tra, kiểm soát của Bộ Thông tin và Truyền thông (Trung tâm Internet Việt Nam).
đ) Từ chối cung cấp dịch vụ khi tổ chức, cá nhân vi phạm quy định về đăng ký tên miền.
e) Tạm ngừng hoạt động, thu hồi tên miền theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
f) Thực hiện các biện pháp đảm bảo dự phòng an toàn dữ liệu tên miền theo quy định của Bộ Thông tin Truyền thông (Trung tâm Internet Việt Nam).
g) Nhà đăng ký tên miền “.vn” ở trong nước phải sử dụng máy chủ tên miền chính (Primary DNS) dùng tên miền quốc gia Việt Nam ".vn" khi cung cấp dịch vụ DNS.
h) Xây dựng và công bố công khai các biểu mẫu, quy trình, thủ tục đăng ký tên miền theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông.
i) Thực hiện báo cáo, cung cấp thông tin và phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định.
2. Nhà đăng ký tên miền quốc tế tại Việt Nam có các quyền và nghĩa vụ sau:
a) Quản lý các thông tin về tên, địa chỉ liên hệ, số điện thoại, hộp thư điện tử của tổ chức, cá nhân ở Việt Nam đăng ký tên miền quốc tế đó tại đơn vị mình.
b) Hướng dẫn tổ chức, cá nhân đăng ký tên miền quốc tế thông báo việc sử dụng tên miền quốc tế theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông.
c) Thực hiện báo cáo Bộ Thông tin và Truyền thông theo quy định.
d) Cung cấp thông tin và phối hợp với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền để giải quyết, xử lý các vụ việc liên quan tới tên miền quốc tế mà mình quản lý.

Điều 17Xử lý tranh chấp tên miền

1. Hình thức giải quyết tranh chấp tên miền
Tranh chấp về đăng ký và sử dụng tên miền “.vn” được thực hiện theo quy định tại Điều 76 Luật Công nghệ thông tin, bao gồm:
a) Thông qua thương lượng hòa giải giữa người khiếu kiện và người bị kiện.
b) Thông qua việc giải quyết trọng tài: áp dụng đối với mọi trường hợp tranh chấp.
c) Thông qua việc xử kiện của Tòa án: áp dụng đối với mọi trường hợp tranh chấp.
2. Trường hợp khi một bên sử dụng tên miền đã đăng ký với ý đồ xấu để cạnh tranh không lành mạnh quy định tại khoản b, khoản c, Khoản 3 Điều này, Cơ quan quản lý cạnh tranh hoặc Cơ quan quản lý viễn thông thực hiện việc kiểm tra và xử lý vi phạm hành chính.
3. Căn cứ giải quyết tranh chấp tên miền:
a) Điều kiện xem xét giải quyết tranh chấp tên miền
Điều kiện xem xét giải quyết tranh chấp tên miền phải đảm bảo đầy đủ cả bốn yếu tố sau:
- Người khiếu kiện phải gửi đơn khiếu kiện và các giấy tờ, bằng chứng (nếu có) có liên quan đến việc tranh chấp tên miền đến một trong các cơ quan, tổ chức quy định tại điểm 1 Điều này 
- Tên miền tranh chấp trùng hoặc giống đến mức nhầm lẫn với tên của Người khiếu kiện; trùng hoặc giống đến mức nhầm lẫn với nhãn hiệu thương mại hay nhãn hiệu dịch vụ mà Người khiếu kiện là người có quyền hoặc lợi ích hợp pháp.
- Người bị khiếu kiện không có quyền hoặc lợi ích hợp pháp liên quan đến tên miền đó.
- Tên miền đã được Người bị khiếu kiện sử dụng với ý đồ xấu đối với Người khiếu kiện.
b) Các hành vi sử dụng tên miền với ý đồ xấu
Tên miền được coi là sử dụng với ý đồ xấu nếu nhằm thực hiện một trong các hành vi sau:
- Cho thuê hay chuyển giao tên miền cho Người khiếu kiện là người chủ của tên, nhãn hiệu thương mại, nhãn hiệu dịch vụ trùng hoặc giống đến mức gây nhầm lẫn với tên miền đó; Cho thuê hay chuyển giao cho đối thủ cạnh tranh của Người khiếu kiện vì lợi ích riêng hoặc để kiếm lời bất chính; hoặc
- Chiếm dụng, ngăn không cho người chủ của tên, nhãn hiệu thương mại, nhãn hiệu dịch vụ đăng ký tên miền tương ứng với tên, nhãn hiệu thương mại hay nhãn hiệu dịch vụ đó nhằm mục đích cạnh tranh không lành mạnh, hoặc
- Hủy hoại danh tiếng của Người khiếu kiện, cản trở hoạt động kinh doanh của Người khiếu kiện hoặc gây sự nhầm lẫn, gây mất lòng tin cho công chúng đối với tên, nhãn hiệu thương mại, nhãn  hiệu dịch vụ của Người khiếu kiện nhằm mục đích cạnh tranh không lành mạnh; hoặc
- Các trường hợp khác chứng minh được việc sử dụng tên miền với ý đồ xấu.
c) Bằng chứng cho quyền và lợi ích hợp pháp liên quan đến tên miền  
Người bị khiếu kiện được coi là có quyền và lợi ích hợp pháp liên quan đến tên miền khi đáp ứng một trong những điều kiện sau:
- Đã sử dụng hoặc có bằng chứng rõ ràng đang chuẩn bị sử dụng tên miền hoặc tên tương ứng với tên miền đó liên quan đến việc cung cấp sản phẩm, hàng hóa hoặc dịch vụ một cách thực sự trước khi có tranh chấp; hoặc
- Được công chúng biết đến bởi tên miền đó cho dù không có quyền nhãn hiệu thương mại, nhãn hiệu hàng hóa, nhãn  hiệu dịch vụ; hoặc
- Đang sử dụng tên miền một cách hợp pháp không liên quan tới thương mại hoặc sử dụng tên miền một cách chính đáng, không vì mục đích thương mại hoặc làm cho công chúng hiểu sai hoặc nhầm lẫn, ảnh hưởng tới tên, nhãn hiệu thương mại, nhãn  hiệu hàng hóa, nhãn hiệu dịch vụ của Người khiếu kiện.
- Các bằng chứng khác chứng minh được tính hợp pháp.
4.  Bộ Thông tin và Truyền quy định cụ thể việc giải quyết tranh chấp tên miền quốc gia “.vn”.
Điều 18. Phân bổ, cấp địa chỉ Internet và số hiệu mạng
 1. Bộ Thông tin và Truyền thông (Trung tâm Internet Việt Nam) thực hiện việc đăng ký địa chỉ Internet và số hiệu mạng với các tổ chức quốc tế; phân bổ, cấp địa chỉ Internet, số hiệu mạng trực tiếp cho các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ  Internet và các thành viên địa chỉ ở Việt Nam.
2. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet được quyền phân bổ hoặc cấp lại địa chỉ Internet cho các thuê bao của doanh nghiệp.
3. Tổ chức, doanh nghiệp sử dụng địa chỉ Internet và số hiệu mạng được cấp trực tiếp từ các tổ chức quốc tế trên mạng Internet Việt Nam phải được sự đồng ý bằng văn bản của Bộ Thông tin và Truyền thông.
4. Bộ Thông tin và Truyền thông quy định cụ thể điều kiện, quy trình, thủ tục đăng ký, phân bổ, cấp địa chỉ Internet và số hiệu mạng.
Điều 19. Thúc đẩy sử dụng địa chỉ IPv6
 1. Công nghệ IPv6 là công nghệ cao thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin, được ưu tiên đầu tư phát triển.
2. Áp dụng mức ưu đãi theo quy định của Luật công nghệ cao đối với các doanh nghiệp nghiên cứu, sản xuất, nhập khẩu các thiết bị, phần mềm có ứng dụng IPv6.
3. Khuyến khích, tạo điều kiện cho doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet đầu tư phát triển hệ thống mạng để thực hiện kế hoạch chuyển đổi sử dụng địa chỉ IPv6.
4. Đảm bảo việc đầu tư, mua sắm các thiết bị mới có kết nối Internet của các cơ quan nhà nước phải hỗ trợ địa chỉ IPv6.
5. Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng các chính sách hỗ trợ và lộ trình đảm bảo tất cả các thiết bị, phần mềm viễn thông và công nghệ thông tin hoạt động trên nền IP được sản xuất trong nước và nhập khẩu vào Việt Nam phải ứng dụng công nghệ IPv6, hướng tới ngừng hoàn toàn việc sản xuất và nhập khẩu các thiết bị, phần mềm không hỗ trợ IPv6.
Điều 20. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân sử dụng tài nguyên Internet
1. Tổ chức, cá nhân đăng ký và sử dụng tên miền “.vn” có các quyền và nghĩa vụ sau:
a) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về các thông tin đăng ký, bao gồm tính chính xác, trung thực của thông tin và đảm bảo không xâm phạm các quyền, lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân khác.
b) Chịu trách nhiệm về việc quản lý, sử dụng tên miền của mình theo quy định của pháp luật.
c) Nộp phí và lệ phí sử dụng, duy trì tên miền theo quy định.
2. Tổ chức, cá nhân sử dụng tên miền quốc tế phải thông báo với Bộ Thông tin và Truyền thông theo quy định tại Điều 23 Luật Công nghệ thông tin. Bộ Thông tin và Truyền thông quy định cụ thể quy trình, thủ tục thông báo sử dụng tên miền quốc tế.
3. Tổ chức sử dụng địa chỉ Internet và số hiệu mạng phải có trách nhiệm:
a) Thực hiện định tuyến và sử dụng địa chỉ Internet, số hiệu mạng theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông.
b) Nộp phí và lệ phí sử dụng, duy trì địa chỉ Internet và số hiệu mạng theo quy định.
4. Tổ chức, cá nhân sử dụng tài nguyên Internet có trách nhiệm cung cấp thông tin, phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền  khi được yêu cầu.

Điều 21Thu hồi tài nguyên Internet

1. Thu hồi tài nguyên Internet là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định thu lại quyền sử dụng tài nguyên Internet đã phân bổ, cấp cho tổ chức, cá nhân.
2. Ngoài các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 50 Luật Viễn thông, việc thu hồi tài nguyên Internet còn được thực hiện căn cứ vào các trường hợp sau đây:
a) Yêu cầu bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi việc sử dụng tài nguyên Internet vi phạm quy định tại Điều 5 Nghị định này và các quy định khác của pháp luật.
b) Kết quả giải quyết tranh chấp theo quy định của pháp luật.
c) Quyết định xử phạt vi phạm hành chính có áp dụng hình thức phạt bổ sung là thu hồi tài nguyên Internet đã có hiệu lực pháp luật.
d) Không đưa địa chỉ Internet, số hiệu mạng vào sử dụng sau 06 tháng kể từ ngày được phân bổ, cấp.
đ) Không đóng phí, lệ phí theo quy định.
3. Bộ Thông tin và Truyền thông quy định cụ thể quy trình, thủ tục thu hồi tài nguyên Internet.

Chương 3

QUẢN LÝ, CUNG CẤP VÀ SỬ DỤNG THÔNG TIN TRÊN MẠNG

Mục 1

QUY ĐỊNH CHUNG VỀ QUẢN LÝ, CUNG CẤP

VÀ SỬ DỤNG THÔNG TIN TRÊN MẠNG  


Điều 22Cung cấp thông tin công cộng trên mạng  

Hoạt động cung cấp thông tin công cộng trên mạng tuân theo các quy định sau :
1. Việc thiết lập và hoạt động báo điện tử tuân theo các quy định của pháp luật về báo chí.
2. Việc thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp và mạng xã hội tuân thủ theo các quy định tại Mục 2 Chương 3 và những quy định liên quan tại Nghị định này.
3. Việc thiết lập các trang thông tin điện tử để cung cấp dịch vụ ứng dụng chuyên ngành trên mạng phải thực hiện theo các quy định của pháp luật chuyên ngành và các quy định liên quan tại Nghị định này.
Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ quản lý hoạt động cung cấp dịch vụ ứng dụng chuyên ngành trên mạng theo chức năng, nhiệm vụ của mình.
4. Việc quảng cáo trên mạng thực hiện theo quy định của pháp luật về quảng cáo và các quy định liên quan tại Nghị định này.
5. Việc cung cấp dịch vụ nội dung trên mạng viễn thông tuân theo các quy định tại Mục 3 Chương 3 và những quy định liên quan tại Nghị định này.

Điều 23Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân Việt Nam đối với việc cung cấp, sử dụng thông tin trên mạng

1. Tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về nội dung thông tin do mình tự cung cấp, lưu trữ, truyền đưa trên mạng, bao gồm cả nội dung thông tin của đường liên kết trực tiếp, bảo đảm không vi phạm các điều cấm quy định tại Điều 5 Nghị định này. Tuân thủ các quy định của pháp luật về bản quyền, về sở hữu trí tuệ và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Tổ chức, cá nhân là chủ các trang thông tin điện tử nội bộ, trang thông tin điện tử cá nhân chịu trách nhiệm về các thông tin cung cấp, lưu trữ trên trang thông tin điện tử của mình, bao gồm cả thông tin công cộng do tổ chức, cá nhân khác đưa lên hoặc thông tin qua đường liên kết trực tiếp, bảo đảm không vi phạm các điều cấm quy định tại Điều 5 Nghị định này.
3. Sử dụng các dịch vụ Internet và thông tin trên mạng theo quy định của pháp luật. Thực hiện đăng ký thông tin cá nhân theo quy định tại Nghị định này và quy định của pháp luật có liên quan.
Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Bộ Công an quy định cụ thể việc đăng ký, quản lý và sử dụng thông tin cá nhân trên mạng.

Điều 24Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, doanh nghiệp nước ngoài cung cấp thông tin công cộng qua biên giới

1. Cung cấp thông tin công cộng qua biên giới cho người sử dụng tại Việt Nam là việc cung cấp thông tin công cộng của các tổ chức, doanh nghiệp nước ngoài từ các máy chủ đặt tại nước ngoài và có sử dụng giao diện tiếng Việt.
2. Tổ chức, doanh nghiệp nước ngoài cung cấp thông tin công cộng qua biên giới cho người sử dụng trên lãnh thổ Việt Nam có trách nhiệm sau :
a) Có biện pháp bảo vệ các thông tin riêng, thông tin cá nhân của người sử dụng Việt Nam; thông báo cho người sử dụng Việt Nam bằng tiếng Việt về các rủi ro, quyền và trách nhiệm khi đăng tải và trao đổi thông tin trên Internet;
b) Đảm bảo quyền quyết định của người sử dụng Việt Nam đối với việc cho phép tổ chức, doanh nghiệp nước ngoài sử dụng thông tin cá nhân của mình;
c) Đảm bảo người sử dụng Việt Nam được quyền xoá bỏ hoàn toàn thông tin riêng của mình trên cơ sở dữ liệu của tổ chức, doanh nghiệp;
dKhông tự cung cấp thông tin công cộng có nội dung vi phạm các điều cấm qui định tại Điều 5 Nghị định này. Trường hợp thông tin vi phạm do tổ chức, cá nhân khác cung cấp, phải phối hợp, khi có yêu cầu của các cơ quan quản lý nhà nước của Việt Nam loại bỏ các thông tin vi phạm.
đ) Cung cấp thông tin về người sử dụng có liên quan phục vụ việc phòng chống khủng bố, điều tra tội phạm khi có yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước của Việt Nam.
3. Tổ chức, doanh nghiệp nước ngoài cung cấp thông tin công cộng qua biên giới có số lượng lớn người sử dụng trên lãnh thổ Việt Nam, ngoài việc tuân thủ các quy định tại khoản 2 Điều này, có thêm các trách nhiệm sau: 
a) Thành lập văn phòng đại diện hoặc chỉ định tổ chức, cá nhân đại diện hợp pháp tại Việt Nam để thay mặt giải quyết các vấn đề liên quan với các cơ quan quản lý nhà nước của Việt Nam.
b) Phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước tại Việt Nam khi có yêu cầu để ngăn chặn, loại bỏ các thông tin vi phạm các điều cấm quy định tại Điều 5 Nghị định này.
c) Thông báo với Bộ Thông tin và Truyền thông các thông tin bao gồm: tên, địa chỉ, số điện thoại liên lạc, số fax, địa chỉ thư điện tử của người đại diện có thẩm quyền của mình để thực hiện quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm có liên quan.
4. Tổ chức, cá nhân nước ngoài cung cấp thông tin công cộng qua biên giới có đặt thiết bị hỗ trợ cung cấp dịch vụ tại Việt Nam thực hiện thông báo theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông
5. Bộ Thông tin và Truyền thông quy định cụ thể tiêu chí đánh giá và công bố danh sách các trang thông tin điện tử của các tổ chức, doanh nghiệp nước ngoài cung cấp thông tin công cộng qua biên giới có số lượng lớn người sử dụng tại Việt Nam theo từng thời kỳ; quy trình, thủ tục phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước tại Việt Nam để thực hiện quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm có liên quan.

Điều 25. Đảm bảo an toàn truy cập thông tin trên Internet

1. Đảm bảo an toàn truy cập thông tin trên Internet bao gồm:
a) Triển khai các biện pháp nhằm ngăn chặn, xử lý những thông tin bị cấm trên Internet theo quy định tại Điều 5 Nghị định  này.
b) Triển khai các biện pháp nhằm bảo vệ trẻ em, thanh thiếu niên khỏi những thông tin và ứng dụng độc hại trên Internet.
2. Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Bộ Công an và các Bộ ngành có liên quan triển khai các biện pháp ngăn chặn, xử lý các thông tin điện tử có nội dung bị cấm theo quy định tại Điều 5 Nghị định này.
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội
a) Chủ trì, phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn pháp luật về Internet cho sinh viên, học sinh các cấp.
b) Hướng dẫn, tạo điều kiện, khuyến khích sinh viên, học sinh sử dụng Internet vào các hoạt động có ích, thiết thực trong học tập, cuộc sống của bản thân và gia đình.
c) Có biện pháp cảnh báo, hướng dẫn, giám sát học sinh để tránh các tác động tiêu cực của nội dung thông tin, ứng dụng độc hại trên Internet.
d) Tổ chức thực hiện các biện pháp nhằm bảo vệ trẻ em, học sinh khỏi những nội dung thông tin, ứng dụng độc hại trên Internet.
4. Tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân tham gia cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet có trách nhiệm triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn truy cập thông tin theo hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

 

Mục 2

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỔNG HỢP, MẠNG XÃ HỘI


Điều 26. Điều kiện thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp, cung cấp dịch vụ mạng xã hội

Tổ chức, doanh nghiệp được thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp, cung cấp dịch vụ mạng xã hội khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:
1. Là tổ chức, doanh nghiệp được thành lập theo pháp luật Việt Nam.
2. Có quyền sử dụng hợp pháp tên miền.
3. Sử dụng hệ thống máy chủ đặt tại Việt Nam để cung cấp dịch vụ.
4. Có giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp (đối với việc thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp), hoặc giấy phép cung cấp dịch vụ mạng xã hội (đối với việc cung cấp dịch vụ mạng xã hội) do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền qui định tại Khoản 6 Điều 27 Nghị định này cấp.

Điều27. Cấp, sửa đổi, bổ sung, gia hạn, thu hồi, cấp lại giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp, giấy phép cung cấp dịch vụ mạng xã hội

1. Tổ chức, doanh nghiệp được cấp phép khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:
a) Có ngành nghề đăng ký kinh doanh hoặc có chức năng, nhiệm vụ phù hợp với nội dung thông tin trên trang thông tin điện tử tổng hợp hoặc trên mạng xã hội đề nghị cấp phép;
b) Đáp ứng các yêu cầu về nội dung thông tin, kỹ thuật nghiệp vụ, nhân sự và quản lý theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông.
2. Điều kiện gia hạn giấy phép
Giấy phép được gia hạn khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Tổ chức, doanh nghiệp phải làm thủ tục đề nghị gia hạn 60 ngày trước khi giấy phép hết hạn.
b) Tổ chức, doanh nghiệp không có sự thay đổi về pháp nhân và đang hoạt động bình thường theo quy định của pháp luật.
3. Điều kiện sửa đổi, bổ sung giấy phép
Trong thời hạn còn hiệu lực của giấy phép, tổ chức, doanh nghiệp đã được cấp phép phải làm thủ tục đề nghị sửa đổi, bổ sung nội dung giấy phép khi có những thay đổi sau:
a) Thay đổi tên tổ chức, doanh nghiệp đã được cấp phép;
b) Thay đổi người chịu trách nhiệm;
c) Thay đổi địa chỉ trụ sở giao dịch;
d) Thay đổi tên miền;
đ) Các trường hợp thay đổi khác do Bộ Thông tin và Truyền thông quy định.
4. Thu hồi giấy phép
a) Tổ chức, doanh nghiệp bị thu hồi giấy phép trong những trường hợp sau:
- Cung cấp nội dung thông tin vi phạm nghiêm trọng các điều cấm quy định tại Điều 5 Nghị định này, các quy định về quản lý thông tin điện tử trên mạng theo văn bản kết luận của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
- Lợi dụng giấy phép để lừa đảo, kinh doanh trái pháp luật.
- Có hành vi gian dối hoặc cung cấp thông tin giả mạo để được cấp giấy phép.
- Không triển khai trên thực tế nội dung quy định trong giấy phép đã được cấp sau thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp giấy phép. 
b) Tổ chức, doanh nghiệp bị thu hồi giấy phép không được cấp lại giấy phép trong thời hạn 01 (một) năm, kể từ ngày bị thu hồi giấy phép.
5. Thời hạn của giấy phép
a) Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp có thời hạn theo đề nghị cấp phép, tối đa không quá 05 năm ;
b) Giấy phép cung cấp dịch vụ mạng xã hội có thời hạn theo đề nghị cấp phép, tối đa không quá 10 năm.
6. Thẩm quyền cấp phép
6.1. Đối với dịch vụ mạng xã hội: Cục quản lý phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử (Bộ Thông tin và Truyền thông) cấp phép.
6.2. Đối với trang thông tin điện tử tổng hợp:
a) Cục quản lý phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử cấp phép cho các đối tượng sau:
- Các tổ chức trực thuộc Trung ương;
- Các cơ quan báo chí;
- Các tổ chức tôn giáo hoạt động hợp pháp tại Việt Nam;
- Các tổ chức có yếu tố nước ngoài, trừ doanh nghiệp;
- Các sở Thông tin và Truyền thông;
b) Sở Thông tin và truyền thông cấp phép cho các đối tượng không quy định tại điểm a khoản 6.2 Điều này, bao gồm:
- Các tổ chức, doanh nghiệp trong nước do địa phương cấp phép hoạt động hoặc cấp đăng ký kinh doanh;
- Các doanh nghiệp nước ngoài có đăng ký trụ sở chính tại địa phương;
7. Bộ Thông tin và Truyền thông quy định cụ thể yêu cầu về nội dung thông tin, kỹ thuật nghiệp vụ, nhân sự và quản lý trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội; quy trình, thủ tục cấp, sửa đổi, bổ sung, gia hạn, thu hồi, cấp lại giấy phép.

Điều 28. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, doanh nghiệp thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp, cung cấp dịch vụ mạng xã hội

1. Xây dựng quy trình quản lý thông tin công cộng phù hợp với quy mô hoạt động của trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội.
2. Áp dụng các biện pháp loại bỏ ngay những nội dung thông tin công cộng vi phạm các điều cấm quy định tại Điều 5 Nghị định này khi tự phát hiện hoặc khi có yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
3. Đối với trang thông tin điện tử tổng hợp, thực hiện đúng quy định về đăng lại thông tin chính thức theo quy định tại Nghị định này  quy định về bản quyền và sở hữu trí tuệ của pháp luật có liên quan.
4. Đối với dịch vụ mạng xã hội, thực hiện yêu cầu đăng ký thông tin cá nhân theo quy định tại Nghị định này và quy định về đăng ký, quản lý và sử dụng thông tin cá nhân.
5. Lưu trữ thông tin công cộng tối thiểu trong 90 ngày kể từ thời điểm thông tin công cộng được đăng tải trên trang thông tin điện tử tổng hợp, trên mạng xã hội.
6. Thực hiện chế độ báo cáo và chịu sự thanh tra, kiểm tra của các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền và theo quy định.

Điều 29Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng dịch vụ mạng xã hội

Người sử dụng dịch vụ mạng xã hội trong nước và nước ngoài có nghĩa vụ tuân thủ quy định tại Điều 11và các quy định sau:
1. Tuân thủ quy chế trao đổi thông tin công cộng của mạng xã hội.
2. Chịu trách nhiệm về nội dung thông tin do mình tự cung cấp, truyền đưa trên mạng xã hội, bao gồm cả nội dung thông tin của đường liên kết trực tiếp do mình cung cấp, bảo đảm không vi phạm các điều cấm quy định tại Điều 5 Nghị định này.
3. Chịu trách nhiệm về các thông tin cung cấp, lưu trữ trên trang thông tin điện tử cá nhân của mình được thiết lập trên mạng xã hội, bao gồm cả thông tin công cộng do tổ chức, cá nhân khác đưa lên hoặcn thông tin qua đường liên kết trực tiếp, bảo đảm không vi phạm các điều cấm quy định tại Điều 5 Nghị định này.
4. Thực hiện đăng ký thông tin cá nhân khi cung cấp thông tin công cộng theo quy định; tự quyết định việc cho phép chủ mạng xã hội sử dụng thông tin cá nhân khi đăng ký và sử dụng dịch vụ.


Mục 3

 CUNG CẤP DỊCH VỤ NỘI DUNG TRÊN MẠNG VIỄN THÔNG


Điều 30. Điều kiện cung cấp dịch vụ nội dung trên mạng viễn thông  

1. Tổ chức, doanh nghiệp được cung cấp dịch vụ nội dung trên mạng viễn thông khi đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Là tổ chức, doanh nghiệp thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam;
b) Đáp ứng các yêu cầu về nội dung thông tin, kỹ thuật nghiệp vụ và quản lý theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông;
c) Có quyền sử dụng hợp pháp kho số viễn thông do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp để cung cấp dịch vụ nội dung trên mạng viễn thông ;
d) Đăng ký cung cấp dịch vụ nội dung trên mạng viễn thông theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông.
2. Bộ Thông tin và Truyền thông quy định cụ thể yêu cầu về nội dung thông tin, tỷ lệ phân chia doanh thu giữa doanh nghiệp viễn thông với tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ nội dung trên mạng viễn thông, kỹ thuật nghiệp vụ và quản lý để cung cấp dịch vụ nội dung trên mạng viễn thông; quy trình, thủ tục đăng ký cung cấp dịch vụ nội dung trên mạng viễn thông di động, cố định; điều kiện, quy trình, thủ tục phân bổ kho số viễn thông để cung cấp dịch vụ nội dung trên mạng viễn thông di động, cố định và các quy định khác có liên quan.
Điều 31. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ nội dung trên mạng viễn thông
1. Thiết lập hệ thống thiết bị, thuê đường truyền dẫn viễn thông để kết nối tới các doanh nghiệp viễn thông.
2. Được phân bổ kho số viễn thông theo quy hoạch và quy định quản lý tài nguyên viễn thông.
3. Tuân thủ các quy định về quản lý, lưu trữ, truyền đưa thông tin số theo quy định tại Luật Công nghệ thông tin.
4. Chỉ được cung cấp các thông tin hợp pháp theo quy định của pháp luật.
5. Khi quảng cáo dịch vụ trên các phương tiện truyền thông đại chúng (trên đài phát thanh, đài truyền hình, báo chí, Internet, các phương tiện truyền thông khác) và quảng cáo bằng tin nhắn qua mạng viễn thông di độngcố định phải tuân thủ pháp luật về quảng cáo và bao gồm đầy đủ, rõ ràng các thông tin sau:
a) Tên tổ chức, doanh nghiệp;
b) Tên dịch vụ và hướng dẫn sử dụng dịch vụ;
c) Giá cước và các hình thức thanh toán;
d) Số điện thoại chăm sóc khách hàng;
đ) Các điều khoản và điều kiện sử dụng dịch vụ (nếu có).
6. Đảm bảo chất lượng dịch vụ đã công bố; tính đúng, đủ, chính xác giá cước đối với từng dịch vụ.
7. Thực hiện chế độ báo cáo và chịu sự thanh tra, kiểm tra của các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định.

Điều 32. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp viễn thông

1. Hướng dẫn kỹ thuật và thực hiện kết nối với các tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ nội dung trên mạng viễn thông đã đăng ký với Bộ Thông tin và Truyền thông.
2. Từ chối kết nối với các tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ nội dung thông tin trên mạng viễn thông không đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 30 Nghị định này.
3. Tạm ngừng hoặc ngừng kết nối với các tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ nội dung thông tin trên mạng viễn thông vi phạm các quy định về việc cung cấp dịch vụ khi có văn bản của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
4. Thực hiện đàm phán, thống nhất, ký hợp đồng với các tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ nội dung trên mạng viễn thông về thu cước, tỷ lệ phân chia doanh thu, thời hạn đối soát và thanh toán cước, quyền và trách nhiệm của các bên và các nội dung khác có liên quan trên cơ sở tuân thủ các quy định về giá cước dịch vụ viễn thông và các quy định có liên quan tại Nghị định này, tạo điều kiện thúc đẩy phát triển dịch vụ nội dung trên mạng viễn thông. 
5. Trường hợp thu cước hộ các tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ nội dung trên mạng viễn thông, trong các hóa đơn tính cước khách hàng cần cung cấp cho người sử dụng các thông tin sau:
a) Tên tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ nội dung;
b) Tên của dịch vụ nội dung mà khách hàng đã sử dụng và cước phí sử dụng dịch vụ;
c) Tổng cước phí sử dụng các dịch vụ nội dung;
d) Số điện thoại chăm sóc khách hàng.
6. Phối hợp với các tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ nội dung trên mạng viễn thông để giải quyết các khiếu nại, tranh chấp về giá cước, chất lượng dịch vụ cho người sử dụng.
7. Thực hiện chế độ báo cáo và chịu sự thanh tra, kiểm tra của các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định.
Điều 33. Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng dịch vụ nội dung trên mạng viễn thông
1. Tuân thủ các quy định sử dụng dịch vụ của tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ nội dung trên mạng viễn thông.
2. Tự kiểm tra và chịu trách nhiệm về việc quyết định sử dụng dịch vụ của mình.
3. Có quyền khiếu nại khi nội dung dịch vụ nhận được không đúng với yêu cầu mà mình đã gửi đi hoặc không đúng với nội dung dịch vụ mà tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ nội dung trên mạng viễn thông đã công bố, thỏa thuận.
4. Bộ Thông tin và Truyền thông quy định cụ thể trình tự, thủ tục khiếu nại của người sử dụng dịch vụ và trách nhiệm giải quyết của các đơn vị có liên quan.


Chương 4

TRÒ CHƠI ĐIỆN TỬ TRÊN MẠNG


Điều 34. Phân loại nội dung trò chơi điện tử trên mạng

1. Trò chơi điện tử trên mạng tại Việt Nam được phân loại theo nội dung và kịch bản phù hợp với độ tuổi của người chơi.
2. Bộ Thông tin và Truyền thông quy định cụ thể việc phân loại trò chơi điện tử trên mạng phù hợp theo độ tuổi người chơi.
Điều 35. Điều kiện cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng
1. Doanh nghiệp được cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng khi đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam.
b) Có Giấy phép cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp.
2. Khi cung cấp trò chơi mới quy định tại điểm a khoản 13 Điều 3 Nghị định này, doanh nghiệp phải làm thủ tục sửa đổi, bổ sung giấy phép cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng theo quy định tại khoản 3 Điều 36 Nghị định này.
3. Khi cung cấp trò chơi mới quy định tại điểm b, c, d khoản 13 Điều 3 Nghị định này, doanh nghiệp phải đăng ký với Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục Quản lý Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử).
4. Tổ chức, doanh nghiệp nước ngoài chỉ được phép cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng cho người sử dụng tại Việt Nam dưới hình thức ký hợp đồng hợp tác kinh doanh hoặc liên doanh với các doanh nghiệp Việt Nam đã được cấp phép. Tỷ lệ phần vốn góp của bên nước ngoài tối đa là 49% vốn điều lệ của liên doanh. Hoạt động của liên doanh phải tuân theo các điều kiện, quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng và các quy định khác có liên quan tại Nghị định này.
Điều 36. Giấy phép cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng
1. Giấy phép cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng bao gồm các thông tin cơ bản sau:
a) Tên, mã số doanh nghiệp; địa điểm trụ sở chính, địa điểm các chi nhánh, văn phòng giao dịch;
b) Số giấy phép, ngày cấp giấy phép, ngày hết hạn giấy phép;
c) Tên và nguồn gốc của các trò chơi quy định tại điểm a khoản 13 Điều 3 Nghị định này;
d) Phạm vi cung cấp dịch vụ;
đ) Trang thông tin điện tử cung cấp dịch vụ;
e) Địa điểm đặt hệ thống máy chủ cung cấp dịch vụ;
g) Các quy định doanh nghiệp phải tuân thủ khi cung cấp dịch vụ.
2. Giấy phép cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng có thời hạn tối đa không quá 10 năm.

Điều 37. Cấp, gia hạn, sửa đổi, bổ sung, thu hồi, cấp lại giấy phép cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng

1. Doanh nghiệp được cấp Giấy phép cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng khi có đủ các điều kiện sau:
a) Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư, trong đó có ngành nghề "cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng";
b) Đáp ứng các yêu cầu về nội dung kịch bản và yêu cầu về kỹ thuật nghiệp vụ cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông.
2. Gia hạn giấy phép
a) Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng muốn gia hạn giấy phép phải làm thủ tục đề nghị gia hạn ít nhất 60 ngày trước khi giấy phép hết hạn.
b) Tổng thời hạn cấp lần đầu và các lần gia hạn giấy phép không được vượt quá 10 năm; trường hợp giấy phép có thời hạn cấp lần đầu là 10 năm thì khi giấy phép hết thời hạn sử dụng chỉ được xem xét gia hạn không quá một năm.
3. Sửa đổi, bổ sung giấy phép
a) Trong thời hạn còn hiệu lực của giấy phép, doanh nghiệp đã được cấp phép phải làm thủ tục đề nghị sửa đổi, bổ sung nội dung giấy phép khi có những thay đổi sau:
- Thay đổi tên doanh nghiệp đã được cấp phép.
Cung cấp thêm trò chơi mới quy định tại điểm a Khoản 13 Điều 3 Nghị định này.
- Ngừng cung cấp trò chơi đã được cấp phép, hoặc không triển khai các cung cấp trò chơi mới đã được cấp phép trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày được cấp phép cung cấp trò chơi mới đó.
- Thay đổi tên trò chơi đã được cấp phép.
- Thay đổi địa điểm đặt máy chủ cung cấp dịch vụ.
- Các trường hợp thay đổi khác do Bộ Thông tin và Truyền thông quy định.
b) Trường hợp thay đổi địa chỉ trụ sở chính, thay đổi người đại diện theo pháp luật, doanh nghiệp không phải làm thủ tục sửa đổi giấy phép, nhưng phải thông báo bằng văn bản cho Bộ Thông tin và Truyền thông trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày chính thức thay đổi.
c) Trường hợp thay đổi về nội dung, kịch bản trò chơi đã được cấp phép, doanh nghiệp phải báo cáo Bộ Thông tin và Truyền thông chi tiết nội dung thay đổi và chỉ được cung cấp cho công cộng sau khi có văn bản chấp thuận của Bộ Thông tin và Truyền thông.
4. Thu hồi giấy phép
a) Doanh nghiệp bị thu hồi giấy phép cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng trong những trường hợp sau:
- Vi phạm nghiêm trọng các quy định của pháp luật về nội dung, kịch bản trò chơi.
- Lợi dụng việc cung cấp dịch vụ để lừa đảo, kinh doanh trái pháp luật.
- Đặt máy chủ ở nước ngoài để cung cấp dịch vụ cho người sử dụng tại Việt Nam.
- Có hành vi gian dối hoặc cung cấp thông tin giả mạo để được cấp giấy phép.
- Ngừng hoàn toàn trên thực tế việc cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng.
b) Doanh nghiệp bị thu hồi giấy phép cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng không được cấp lại giấy phép trong thời hạn 01 (một) năm, kể từ ngày bị thu hồi giấy phép.
5. Cấp lại giấy phép
Trường hợp giấy phép bị mất, bị rách, bị cháy hoặc bị tiêu huỷ dưới hình thức khác, doanh nghiệp đã được cấp phép được cấp lại giấy phép cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng và phải nộp lệ phí cấp lại giấy phép theo quy định.
6. Bộ Thông tin và Truyền thông quy định cụ thể các nội dung sau:
a) Yêu cầu về nội dung kịch bản và kỹ thuật nghiệp vụ cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng.
b) Quy trình thẩm định, thủ tục cấp, gia hạn, sửa đổi, bổ sung, thu hồi, cấp lại giấy phép cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng.
c) Quy trình, thủ tục cấp đăng ký cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng.
d) Các nội dung cần thiết khác.
7. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông quy định cụ thể mức lệ phí, việc thu và sử dụng lệ phí cấp đăng ký; lệ phí cấp, gia hạn, sửa đổi, bổ sung, cấp lại giấy phép cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng.

Điều 38. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng

Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng có các quyền và nghĩa vụ sau:
1. Thuê đường truyền dẫn của các doanh nghiệp viễn thông để kết nối hệ thống thiết bị cung cấp dịch vụ đến mạng viễn thông công cộng.
2. Chỉ được cung cấp các trò chơi quy định tại điểm a Khoản 13 Điều 3 Nghị định này sau khi đã được cấp phép đối với trò chơi đó.
3. Chỉ được cung cấp các trò chơi quy định tại điểm b, c, d Khoản 13 Điều 3 Nghị định này sau khi đã có Giấy phép cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng đối với lần đầu tiên cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng và đã thực hiện đăng ký đối với trò chơi đó.
4. Cung cấp dịch vụ trò chơi theo đúng nội dung kịch bản được cấp phép hoặc đăng ký.
5. Thiết lập trang thông tin điện tử cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng bao gồm đầy đủ các thông tin:
- Phân loại nội dung phù hợp theo độ tuổi người chơi và luật lệ của từng trò chơi;
- Các quy định quản lý thông tin, quản lý hoạt động của trò chơi;
- Các quy tắc về giải quyết khiếu nại, tranh chấp quyền lợi phát sinh giữa người chơi và doanh nghiệp, giữa người chơi với người chơi;
- Khuyến cáo một cách rõ ràng người chơi về những tác động ngoài mong muốn đối với thể chất và tinh thần của người chơi có thể xảy ra khi chơi.
6. Cung cấp thông tin về phân loại nội dung trò chơi trong các chương trình quảng cáo, trên trang thông tin điện tử của doanh nghiệp và trong từng trò chơi.
7. Đảm bảo quyền lợi chính đáng của người chơi, bao gồm:
a) Áp dụng các biện pháp kỹ thuật cần thiết và giải pháp quản lý phù hợp nhằm bảo đảm quyền lợi chính đáng của người chơi theo đúng luật lệ trò chơi đã công bố và phù hợp với nội dung kịch bản được phê duyệt; chịu trách nhiệm trước người chơi về chất lượng dịch vụ, an toàn thông tin, cước phí; giải quyết các tranh chấp phát sinh thuộc phạm vi quy định, luật lệ của trò chơi.
b) Không được sửa đổi thông tin, dữ liệu nhằm tăng giá trị của vật phẩm ảo trong trò chơi so với giá trị được xác định tại thời điểm nội dung kịch bản trò chơi được cấp phép hoặc đăng ký. Không được chuyển đổi vật phẩm ảo, điểm thưởng thành tiền hoặc tài sản dưới mọi hình thức.
c) Trường hợp muốn ngừng cung cấp dịch vụ trò chơi, doanh nghiệp phải giải thích rõ lý do trên trang thông tin điện tử cung cấp trò chơi tối thiểu 3 tháng trước thời hạn dự kiến ngừng cung cấp dịch vụ và có các giải pháp bảo đảm quyền lợi của người chơi; báo cáo bằng văn bản với Bộ Thông tin và Truyền thông về các nội dung này 15 ngày trước thời hạn chính thức ngừng cung cấp dịch vụ.
8. Tuân thủ các quy định về đảm bảo an ninh thông tin theo hướng dẫn của Bộ Công an.
9. Không được đặt hệ thống máy chủ tại nước ngoài để cung cấp dịch vụ trò chơi cho người sử dụng tại Việt Nam.
10. Trường hợp thiết lập diễn đàn, hội thoại giữa các người chơi, phải tuân thủ các quy định về quản lý hoạt động mạng xã hội tại Nghị định này.
11. Đối với trò chơi quy định điểm a Khoản 13 Điều 3 Nghị định này, phải triển khai các biện pháp kỹ thuật, nghiệp vụ bảo đảm quản lý tập trung tài khoản của người chơi, bảo đảm tổng thời gian sử dụng tất cả các trò chơi của doanh nghiệp đối với mỗi người chơi trong một ngày không quá 180 phút.
12. Không được quảng cáo các trò chơi chưa được cấp phép hoặc chưa đăng ký theo quy định tại Nghị định này.
13. Nộp lệ phí cấp phép, cấp đăng ký theo quy định.
14. Thực hiện báo cáo định kỳ 6 tháng 1 lần hoặc đột xuất theo yêu cầu của Bộ Thông tin và Truyền thông. Nội dung báo cáo định kỳ thực hiện theo mẫu do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành.
15. Chịu sự thanh tra, kiểm tra của các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
Điều 39. Điều kiện hoạt động điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng
Tổ chức, cá nhân được thiết lập điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng khi có đủ các điều kiện sau: 
1. Đăng ký kinh doanh " Điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng ".
2. Có Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử do cơ quan nhà nước có thẩm quyền qui định tại khoản 6 Điều 41 Nghị định này cấp.
3. Đối với các Điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng quy định tại điểm a, b Khoản 17 Điều 3 Nghị định này phải ký hợp đồng đại lý Internet với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet.

Điều 40. Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động Điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng

Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động Điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng bao gồm các thông tin cơ bản sau:
1. Thông tin về chủ điểm :
a) Đối với điểm thuộc sở hữu cá nhân: Họ và tên, số chứng minh nhân dân, số điện thoại liên hệ của chủ điểm;
b) Đối với điểm của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng:
- Tên, mã số doanh nghiệp;
- Số, ngày cấp, ngày hết hạn của giấy phép cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng;
- Họ và tên, số CMND, số điện thoại liên hệ của người trực tiếp quản lý điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng.
c) Đối với điểm của tổ chức, doanh nghiệp khác:
- Tên tổ chức, doanh nghiệp;
- Họ và tên, số CMND, số điện thoại liên hệ của người trực tiếp quản lý Điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng;
- Mã số doanh nghiệp, số giấy chứng nhận đầu tư hoặc số quyết định thành lập.
2. Thông tin về điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng bao gồm:
a) Địa chỉ;
b) Tổng diện tích;
c) Số lượng máy tính tối đa;
d) Thông tin về biển hiệu, thiết bị phòng cháy chữa cháy, nội quy sử dụng dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng.
3. Số, ngày cấp giấy chứng nhận.
4. Các điều khoản, điều kiện mà chủ điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng phải tuân thủ khi hoạt động.

Điều 41Cấp, sửa đổi, bổ sung, thu hồi, cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng

1. Tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động Điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng khi có đủ các điều kiện sau: 
a) Địa điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng cách cổng các trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông từ 200m trở lên.
b) Cam kết có biển hiệu “Điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng” bao gồm các nội dung về tên điểm, địa chỉ, số điện thoại liên hệ, số đăng ký kinh doanh, số giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh. 
c) Đảm bảo tổng diện tích các phòng máy tối thiểu 50m2 và bố trí tối thiểu 1m2 cho một máy tính.
d) Đảm bảo đủ ánh sáng, độ chiếu sáng đồng đều trong phòng máy và phải có nguồn chiếu sáng dự phòng đảm bảo tự động kích hoạt khi nguồn chiếu sáng chính bị sự cố.
đ) Có thiết bị và nội quy phòng cháy chữa cháy theo quy định về phòng chống cháy, nổ của Bộ Công an.
e) Nộp lệ phí cấp giấy chứng nhận theo quy định.
2. Điều kiện sửa đổi, bổ sung giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng
Chủ điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng phải làm thủ tục đề nghị sửa đổi, bổ sung nội dung giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng khi có những thay đổi sau:
Thông tin về chủ điểm.
- Số lượng máy tính tối đa. 
 - Các trường hợp thay đổi khác do Bộ Thông tin và Truyền thông quy định. 
3. Thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng
a) Chủ điểm bị thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng trong những trường hợp sau:
- Không thực hiện đúng một trong các điều kiện hoạt động quy định tại khoản 1 Điều này;
- Vi phạm quy định tại khoản 2 Điều 39 Nghị định này.
- Lợi dụng hoạt động cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng để lừa đảo, kinh doanh trái pháp luật.
- Có hành vi gian dối hoặc cung cấp thông tin giả mạo để được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động cung cấp dịch vụ trò chơi điện tửu công cộng.
b) Chủ điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng bị thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng không được cấp lại giấy chứng nhận trong thời hạn 01 (một) năm, kể từ ngày bị thu hồi giấy chứng nhận.
4. Cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng
Trường hợp giấy chứng nhận bị mất, bị rách, bị cháy hoặc bị tiêu huỷ dưới hình thức khác, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân đã được cấp giấy chứng nhận được cấp lại giấy chứng nhận và phải nộp lệ phí cấp lại giấy chứng nhận theo quy định.
5. Bộ Thông tin và Truyền thông quy định cụ thể quy trình, thủ tục cấp, sửa đổi, bổ sung, thu hồi, cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng, mẫu giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng để áp dụng trên toàn quốc và các nội dung khác có liên quan.
6. Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố quy định cụ thể số lượng, phân bố điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng tại địa phương; căn cứ tình hình thực tế của địa phương giao Sở Thông tin và Truyền thông hoặc Ủy ban nhân dân quận, huyện chủ trì việc cấp, sửa đổi, bổ sung, thu hồi, cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động và chỉ đạo tổ chức thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm đối với hoạt động của các điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng trên địa bàn.

Điều 42. Quyền và nghĩa vụ của chủ điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng

Chủ điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng có các quyền và nghĩa vụ sau:
1. Được thiết lập hệ thống thiết bị để cho phép người chơi sử dụng dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng tại địa điểm ghi trên giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng đã được cấp.
2. Treo biển hiệu “Điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng” bao gồm các nội dung đã cam kết quy định điểm b Khoản 1 Điều 39.
3. Có bảng niêm yết công khai nội quy sử dụng dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng ở nơi mọi người dễ nhận biết, bao gồm các điều cấm đã được quy định tại Điều 5 Nghị định này; danh sách mới nhất các trò chơi quy định tại điểm a Khoản 13 Điều 3 cung cấp tại điểm này kèm theo phân loại theo độ tuổi đối với từng trò chơi; quyền và nghĩa vụ của người chơi quy định tại Điều 44 Nghị định này;
4. Hoạt động từ 08.00 đến 22.00 giờ hàng ngày.
5. Thường xuyên truy cập trang thông tin điện tử của Bộ Thông tin và Truyền thông (www.mic.gov.vn) để tải về, in và niêm yết danh sách phân loại trò chơi điện tử trên mạng mới nhất của các doanh nghiệp.
6. Thông báo và nhắc nhở người chơi về quyền và nghĩa vụ của người chơi và danh sách phân loại trò chơi điện tử trên mạng quy định tại khoản 3 Điều này.
7. Tuân thủ các quy định về đảm bảo an ninh thông tin theo quy định của Bộ Công an.
8. Chịu sự thanh tra, kiểm tra của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
9. Đối với các điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng quy định tại điểm a, b Khoản 17 Điều 3 Nghị định, ngoài các quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều này, phải tuân thủ các quy định về quyền và nghĩa vụ của đại lý Interrnet quy định tại Khoản 1 Điều 10 Nghị định này.

Điều 43. Quyền và nghĩa vụ của người chơi

Người chơi có các quyền và nghĩa vụ sau:
1. Tuân thủ các quy định của pháp luật đối với người sử dụng dịch vụ truy nhập Internet quy định tại Điều 11 Nghị định này.
2. Lựa chọn các trò chơi điện tử trên mạng phù hợp với độ tuổi người chơi.
3. Không được chơi các trò chơi chưa được cấp phép hoặc chưa đăng ký theo quy định tại Nghị định này.
4. Không được lợi dụng trò chơi điện tử trên mạng để thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật, gây mất trật tự an toàn xã hội và an ninh quốc gia.
5. Cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin cá nhân theo quy định của Bộ Công an.
6. Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định về quản lý giờ chơi và quy định về thời gian hoạt động của điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng.
7. Được doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng bảo đảm các quyền lợi theo luật lệ trò chơi và quy tắc giải quyết khiếu nại, tranh chấp được công bố trên trang thông tin điện tử cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp.

Chương 5

BẢO ĐẢM AN TOÀN THÔNG TIN, AN NINH QUỐC GIA, TRẬT TỰ AN TOÀN XÃ HỘI
VÀ PHÒNG CHỐNG TỘI PHẠM 
TRÊN INTERNET


Điều 44. Nguyên tắc bảo đảm an toàn thông tin trên Internet

1. Mọi tổ chức, cá nhân tham gia cung cấp và sử dụng dịch vụ Internet phải chủ động triển khai các hoạt động bảo đảm an toàn thông tin, khắc phục sự cố trong phạm vi hệ thống trang thiết bị của mình phù hợp với yêu cầu thực tiễn của mình và quy định của các cơ quan quản lý nhà nước và các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
2. Việc xây dựng, triển khai các giải pháp kỹ thuật đảm bảo an ninh thông tin trong hoạt động Internet và nội dung thông tin trên mạng phải đảm bảo các giải pháp đó được vận hành thường xuyên, tin cậy, đáp ứng được yêu cầu của công tác bảo vệ an ninh quốc gia và không làm cản trở hay hạn chế khả năng cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và chất lượng dịch vụ truy nhập Internet.
2. Mọi tổ chức, doanh nghiệp tham gia cung cấp và sử dụng dịch vụ Internet phải: bố trí nhân sự phụ trách quản lý về an toàn thông tin; chủ động phát hiện các hành vi gây mất an toàn thông tin vi phạm quy định tại Điều 5 và thông báo các sự cố cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền; phối hợp với các tổ chức cá nhân khác và với các cơ quan quản lý nhà nước trong việc giám sát, ngăn chặn, khắc phục, xử lý các hành vi và yếu tố gây mất an toàn thông tin trên Internet và thực hiện các quy định có liên quan của Bộ Thông tin và Truyền thông.
3. Việc xây dựng, triển khai các biện pháp, hệ thống kỹ thuật nghiệp vụ an toàn thông tin thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông để giảm thiểu ảnh hưởng đến hiệu năng và thông lượng mạng, đảm bảo lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân; không làm cản trở hay hạn chế khả năng cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và chất lượng dịch vụ truy nhập Internet trái quy định của pháp luật.
4. Mọi tổ chức tham gia cung cấp và sử dụng dịch vụ Internet phải thực hiện phân định cấp độ đối với hệ thống thông tin của mình theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông. Việc phân định cấp độ nhằm xác định mức độ quan trọng của hệ thống thông tin đối với an ninh, chính trị, kinh tế.

Điều 45. Hoạt động  bảo đảm an toàn thông tin trên Internet

Các tổ chức, doanh nghiệp tham gia cung cấp và sử dụng dịch vụ Internet triển khai hoạt động đảm bảo an toàn thông tin phải xây dựng quy trình vận hành thường xuyên, phù hợp với thực tế trên cơ sở các nội dung cơ bản sau đây:
1. Xây dựng các chính sách an ninh, quy trình, nội quy quản lý an toàn thông tin:
a) Thiết lập và xây dựng, ban hành các văn bản chính sách an ninh phù hợp với các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, các quy định pháp lý và trên cơ sở đánh giá nguy cơ, rủi ro và các yêu cầu thực tế;
b) Triển khai áp dụng các chính sách, biện pháp bảo đảm an toàn thông tin;
c) Thiết lập, vận hành bộ máy và hệ thống quản lý an toàn thông tin.
2. Triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn thông tin:
a) Phân loại tài sản thông tin của tổ chức trên Internet bao gồm phần cứng, phần mềm, dữ liệu, tài liệu hệ thống, các tài sản khác trên Internet. Áp dụng các biện pháp quản lý thích hợp;
b) Cán bộ đảm bảo an toàn thông tin phải được tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng nghiệp thường xuyên vụ phù hợp với nhiệm vụ được giao và được tạo điều kiện làm việc phù hợp; Cán bộ sử dụng mạng phải nắm vững các quy định pháp lý và của nội bộ về an toàn thông tin;
c) Đảm bảo an toàn trong khai thác và vận hành hệ thống bao gồm các biện pháp kiểm soát hệ thống, kiểm soát mạng, sao lưu dữ liệu, quản lý thiết bị kết nối, quản lý trao đổi thông tin, kiểm soát truy cập thông tin, truy cập mạng và các ứng dụng mạng;
d) Kiểm soát bảo mật, mã hóa thông tin trong hệ thống và trên đường truyền;
đ) Quản lý sự cố, cảnh báo sớm các nguy cơ, các điểm yếu gây mất an toàn thông tin, kiểm soát các lỗ hổng bảo mật;
e) Các biện pháp khác.
2. Triển khai các biện pháp đảm bảo an ninh thông tin:
b) Cán bộ đảm bảo an ninh thông tin phải được tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng nghiệp thường xuyên vụ phù hợp với nhiệm vụ được giao và được tạo điều kiện làm việc phù hợp; Cán bộ sử dụng mạng phải nắm vững các quy định pháp lý và của nội bộ về an ninh thông tin;
c) Đảm bảo an ninh trong khai thác và vận hành hệ thống bao gồm các biện pháp kiểm soát hệ thống, kiểm soát mạng, sao lưu dữ liệu, quản lý thiết bị kết nối, quản lý trao đổi thông tin, kiểm soát truy cập thông tin, truy cập mạng và các ứng dụng mạng;
d) Kiểm soát bảo mật, mã hóa thông tin trong hệ thống và trên đường truyền;
đ) Quản lý sự cố, cảnh báo sớm các nguy cơ, các điểm yếu gây mất an ninh thông tin, kiểm soát các lỗ hổng bảo mật;
e) Các biện pháp khác.
3. Kiểm tra, giám sát, đánh giá an toàn thông tin theo phương pháp tự đánh giá và nhờ tổ chức bên ngoài đánh giá khách quan:
a) Kiểm tra, đánh giá mức độ tuân thủ của các hệ thống thông tin so với các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và quy định quản lý an toàn thông tin;
b) Hạ tầng kỹ thuật phải được định kỳ kiểm tra, đánh giá hoặc kiểm định về mặt an toàn thông tin phù hợp các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy định.
4. Duy trì, cập nhật hệ thống quản lý an toàn thông tin:
a) Đề xuất các biện pháp điều chỉnh chính sách quản lý, nâng cấp hệ thống bảo đảm an toàn thông tin;
b) Đảm bảo tuân thủ các quy định đã ban hành.
5. Giải quyết, khắc phục sự cố an toàn thông tin.
Khi phát hiện có sự cố an toàn thông tin, các cơ quan, tổ chức cung cấp hay sử dụng dịch vụ Internet phải:
a) Áp dụng mọi biện pháp để khắc phục và hạn chế thiệt hại do sự cố xảy ra, báo cáo nhanh và lập biên bản gửi cho cơ quan cấp trênquản lý trực tiếp;
b) Trường hợp có sự cố nghiêm trọng vượt quá khả năng khắc phục của đơn vị,  phải báo cáo ngay cho mạng lưới ứng cứu sự cố do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền quy định;
c) Cung cấp đầy đủ thông tin về bằng chứng, biên bản kỹ thuật (log-files) và mã nguồn độc hại (nếu có) và tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan chức năng tham gia nghiên cứu phân tích và khắc phục sự cố;
d) Báo cáo về sự cố theo các kênh liên lạc nhanh theo quy định hoặc bằng văn bản cho cơ quan quản lý nhà nước về an toàn thông tin.

Điều 46. Tổ chức điều phối các hoạt động ứng cứu khẩn cấp sự cố mạng Internet

1. Bộ Thông tin và Truyền thông chịu trách nhiệm điều phối các hoạt động ứng cứu sự cố mạng Internet; xây dựng và tổ chức mạng lưới ứng cứu sự cố mạng Internet; ban hành các quy định cụ thể về hoạt động ứng cứu sự cố mạng Internet.
2. Mọi tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân tham gia quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet có trách nhiệm tham gia hoạt động ứng cứu sự cố mạng Internet và tuân thủ các yêu cầu điều phối ứng cứu sự cố mạng Internet của Bộ Thông tin và Truyền thông.

Điều 47. Quản lý dịch vụ đánh giá mức độ bảo đảm an toàn thông tin trên Internet

1. Mọi tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân tham gia quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet có nhu cầu đánh giá mức độ đảm bảo an toàn thông tin trên Internet cho hệ thống của mình có quyền tự tổ chức thực hiện các hoạt động trên trong phạm vi nội bộ hệ thống của mình hoặc sử dụng dịch vụ tương ứng được cung cấp bởi tổ chức, doanh nghiệp đã được cơ quan quản lý nhà nước cấp giấy phép.
2. Đánh giá mức độ bảo đảm an toàn thông tin đối với hệ thống thông tin trên Internet là việc rà soát tổ chức và hoạt động của hệ thống, đo kiểm, chứng nhận sự phù hợp đối với các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và các quy định khác về an toàn thông tin.
3. Các tổ chức cung cấp và sử dụng dịch vụ Internet phải thực hiện việc đánh giá mức độ bảo đảm an toàn thông tin đối với hệ thống thông tin của mình theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông.

Điều 48. Cung cấp dịch vụ đánh giá mức độ bảo đảm an toàn thông tin trên Internet.

1. Tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ đánh giá mức độ bảo đảm an toàn thông tin (sau đây gọi tắt là dịch vụ đánh giá) phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:
a) Là tổ chức, doanh nghiệp thành lập theo pháp luật Việt Nam;
b) Có giấy phép cung cấp giấy phép cung cấp dịch vụ đánh giá do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp.
2. Điều kiện cấp phép cung cấp dịch vụ đánh giá:
a) Hoạt động trong lĩnh vực an toàn thông tin từ 01 năm trở lên;
b) Đáp ứng các yêu cầu về nghiệp vụ, nhân lực do Bộ Thông tin và Truyền thông quy định.
3. Quy trình, thủ tục cấp phép:
a) Tổ chức, doanh nghiệp nộp hồ sơ đăng ký tại Bộ Thông tin và truyền thông;
b) Hồ sơ đăng ký phải thể hiện đầy đủ các thông tin về tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ; bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, bản khai năng lực đánh giá an toàn thông tin của tổ chức. Tổ chức, doanh nghiệp phải đảm bảo đầy đủ điều kiện để cơ quan quản lý kiểm tra, thẩm định thông tin trong hồ sơ;
c) Tổ chức, doanh nghiệp phải nộp phí và lệ phí đăng ký theo quy định của Bộ Tài chính;
d) Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm cấp phép; trường hợp từ chối, Bộ Thông tin và Truyền thông phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
4. Giấy phép cung cấp dịch vụ đánh giá có hiệu lực không quá 3 năm.
5. Gia hạn giấy phép cung cấp dịch vụ đánh giá:
a) Doanh nghiệp muốn gia hạn giấy phép cung cấp dịch vụ đánh giá phải làm thủ tục đề nghị gia hạn giấy phép ít nhất 60 ngày trước khi giấy phép hết hạn;
b) Đáp ứng các yêu cầu nghiệp vụ, nhân lực theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông.
6. Khi có thay đổi về các nội dung liên quan tới giấy phép, tổ chức, doanh nghiệp phải gửi thông tin về Bộ Thông tin và Truyền thông.
7. Các trường hợp thu hồi giấy phép cung cấp dịch vụ đánh giá:
a) Tổ chức, doanh nghiệp bị xử phạt hành chính có nội dung thu hồi giấy phép;
b) Tổ chức, doanh nghiệp vi phạm các quy định về an toàn thông tin, quy định quản lý dịch vụ hay vi phạm thỏa thuận với người sử dụng dịch vụ.
8. Bộ Thông tin và truyền thông quy định cụ thể các yêu cầu về nghiệp vụ, nhân lực đối với tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ đánh giá.
9. Bộ Tài chính chủ trì phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông quy định cụ thể mức phí, lệ phí, việc thu và sử dụng lệ phí cấp, gia hạn, sửa đổi giấy phép cung cấp dịch vụ đánh giá.

Điều 49. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ đánh giá mức độ bảo đảm an toàn thông tin

1. Cung cấp dịch vụ đánh giá theo đúng nội dung giấy phép và nội dung hồ sơ đề nghị cấp phép.
2. Tuân thủ các quy chuẩn kỹ thuật về dịch vụ đánh giá.
3. Cung cấp dịch vụ một cách khách quan và công bằng; bảo đảm chất lượng và hiệu quả; chịu sự quản lý, giám sát và kiểm tra của các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
4. Bảo đảm bí mật thông tin theo quy định của pháp luật và theo thỏa thuận với người sử dụng dịch vụ.
5. Quy định quyền và nghĩa vụ pháp lý đối với các nhân viên trực tiếp thực hiện dịch vụ đánh giá.
6. Tổ chức đào tạo về an toàn thông tin cho toàn bộ cán bộ, nhân viên trong doanh nghiệp.
7. Thực hiện báo cáo định kỳ và đột xuất theo yêu cầu của Bộ Thông tin và Truyền thông.
1. Bộ Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm:
a) Xây dựng trình Chính phủ ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền và hướng dẫn thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về an toàn thông tin trên mạng Internet; ban hành chính sách, các văn bản hướng dẫn và quy chuẩn kỹ thuật về an toàn thông tin trên Internet; xây dựng và trình cấp có thẩm quyền công bố tiêu chuẩn kỹ thuật về an toàn thông tin trên Internet theo quy định của pháp luật;
b) Quản lý và điều phối bảo vệ an toàn thông tin trên mạng, điều phối các hoạt động ứng cứu khẩn cấp sự cố mạng; Giám sát, đôn đốc công tác bảo đảm an toàn thông tin trên mạng của các cơ quan Đảng, Nhà nước, tổ chức, doanh nghiệp;
c) Chỉ đạo, hướng dẫn việc xây dựng các hệ thống quản lý kỹ thuật bảo đảm an toàn thông tin; điều phối, tổ chức, kiểm tra việc xây dựng các hệ thống giám sát, bảo vệ an toàn thông tin mạng Internet quốc gia;
d) Chủ trì việc thu thập, phân tích, xử lý thông tin đánh giá và dự báo xu hướng an toàn thông tin; Chu trì hợp tác và phối hợp quốc tế về đảm bảo an toàn thông tin Internet;
đ) Tuyên truyền về ý thức và trách nhiệm bảo đảm an toàn thông tin trên mạng Internet cho tổ chức, cá nhân cung cấp và sử dụng dịch vụ internet;
e) Chủ trì tổ chức các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về quản lý, đánh giá an toàn thông tin, về đảm bảo an toàn thông tin trên Internet bao gồm việc quy định chương trình khung đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ; quy định điều kiện để các cơ sở tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ; điều kiện cấp chứng nhận và thời hạn của chứng nhận đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ; quy định trách nhiệm, nghĩa vụ của các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ; tổng hợp tình hình đào tạo, bồi dưỡng của các cơ sở đào tạo về nghiệp vụ về quản lý, đánh giá an toàn thông tin và đảm bảo an toàn thông tin trên Internet.
g) Chủ trì phối hợp với các đơn vị có liên quan thực hiện thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm hành chính đối với các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân vi phạm quy định về bảo đảm an toàn thông tin trên mạng Internet.
2. Bộ Công an có trách nhiệm:
a) Phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông trong các hoạt động bảo đảm an toàn thông tin theo thẩm quyền
b) Chỉ đạo công an các đơn vị, địa phương phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, tổ chức thuộc Bộ TTTT thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm đối với tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân vi phạm quy định về bảo đảm an toàn thông tin trong hoạt động Internet.
c) Chỉ đạo Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông quy định cụ thể mức lệ phí, việc thu và sử dụng lệ phí cấp, gia hạn, sửa đổi, bổ sung, cấp lại giấy phép cung cấp dịch vụ đánh giá về an toàn thông tin.
4. Ban Cơ yếu Chính phủ, Bộ Quốc phòng chủ trì quản lý ứng dụng mật mã và hợp chuẩn các sản phẩm sử dụng mật mã bảo đảm an toàn, bảo mật thông tin.
5. Bộ, cơ quan ngang Bộ, UBND các cấp có trách nhiệm phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông thực hiện quản lý nhà nước về an toàn thông tin trên Internet theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
1. Xây dựng phương án dự phòng cho đường truyền dẫn, hệ thống máy chủ, thiết bị mạng, sao lưu dữ liệu, nguồn điện bảo đảm cung cấp một cách liên tục và thông suốt các dịch vụ Internet.
2. Khi thiết lập, thay đổi, nâng cấp, mở rộng mạng Internet phải xây dựng, triển khai và vận hành các hệ thống bảo đảm an toàn thông tin phù hợp với qui mô của mạng, tối thiểu bao gồm các hệ thống sau: hệ thống theo dõi và chống xâm nhập mạng; hệ thống chống tấn công từ chối dịch vụ cho khách hàng; hệ thống kiểm soát truy nhập; hệ thống quản lý dữ liệu nhật ký kỹ thuật (log file);
3. Tiến hành các biện pháp chủ động phòng ngừa, giám sát, ngăn chặn các nguồn gốc gây mất an toàn thông tin trên Internet để bảo vệ hệ thống mạng của mình; thực hiện việc chia sẻ thông tin an toàn mạng và ngăn chặn các nguồn gốc gây mất an toàn thông tin an toàn thông tin trên Internet theo yêu cầu của Bộ Thông tin và Truyền thông.
4. Lắp đặt sẵn các cổng kết nối, giao diện kết nối dự phòng tại các điểm kết nối Internet quan trọng để phục vụ cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện giám sát, phát hiện các cuộc tấn công hoặc sự phát tán, lan truyền phần mềm mã độc theo hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông.
5. Tổ chức diễn tập, kiểm tra tính hiệu quả của các biện pháp bảo vệ an toàn thông tin hàng năm và tham gia các cuộc diễn tập do Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức.
6. Triển khai các biện pháp nhằm nâng cao nhận thức cho người sử dụng về việc bảo đảm an toàn thông tin theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông.
7. Thực hiện báo cáo định kỳ và đột xuất theo yêu cầu của Bộ Thông tin và Truyền thông.
8. Triển khai trực tiếp và phối hợp triển khai các biện pháp kỹ thuật nghiệp vụ bảo đảm an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội theo quy định của Bộ Công an.
1. Tổ chức, cá nhân tham gia sử dụng dịch vụ Internet phải bảo đảm thiết bị, hệ thống có kết nối vào Internet của mình không gây mất an toàn thông tin trên mạng Internet.
2. Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm phối hợp loại bỏ các nguy cơ gây mất an toàn thông tin trên hệ thống thiết bị của mình khi có yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước hoặc doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet.
3. Tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân tham gia sử dụng dịch vụ Internet có trách nhiệm triển khai hoặc phối hợp triển khai các biện pháp kỹ thuật nghiệp vụ bảo đảm an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội theo quy định của Bộ Công an.
1. Mọi tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân tham gia cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và nội dung thông tin trên mạng có trách nhiệm trực tiếp hoặc phối hợp thực hiện các biện pháp bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội và phòng chống tội phạm trên mạng theo quy định của Bộ Công an.
2. Việc xây dựng, triển khai các giải pháp kỹ thuật bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội và phòng chống tội phạm trên mạng phải đảm bảo các giải pháp đó được vận hành thường xuyên, tin cậy, đáp ứng được yêu cầu của công tác bảo vệ an ninh quốc gia và không làm cản trở hay hạn chế khả năng cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và chất lượng dịch vụ truy nhập Internet.
3. Bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội và phòng chống tội phạm trên mạng là trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân. Bộ Công an chịu trách nhiệm trước Chính phủ chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ an ninh quốc gia, có trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát thông tin trên mạng theo quy định của pháp luật.
1. Đảm bảo việc tuân thủ đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về hoạt động Internet và nội dung thông tin trên mạng.
2. Thực hiện quản lý Nhà nước về an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội và phòng chống tội phạm trên mạng.
3. Tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn, thực hiện các hoạt động thu thập, phát hiện, điều tra, xử lý thông tin, tài liệu, hành vi liên quan đến hoạt động sử dụng, khai thác hệ thống mạng để xâm phạm an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội trong hoạt động Internet và nội dung thông tin trên mạng.
4. Phòng, chống lộ mất bí mật nhà nước trong hoạt động Internet và nội dung thông tin trên mạng.

Điều 55. Trách nhiệm bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội và phòng chống tội phạm trên mạng

1. Bộ Công an chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan triển khai các công tác bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội và phòng chống tội phạm trên mạng, bao gồm:
a) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan xây dựng và trình Chính phủ ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền và hướng dẫn thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về bảo đảm an ninh thông tin, phòng chống các hành vi lợi dụng mạng để xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội và lợi ích công dân, bảo vệ bí mật nhà nước.
b) Tổ chức, chỉ đạo, triển khai công tác phòng, chống tội phạm, tổ chức điều tra, truy tố tội phạm mạng và các vi phạm pháp luật khác trong lĩnh vực Internet và nội dung thông tin trên mạng.
c) Chủ trì, phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, các Bộ, ngành liên quan, chính quyền địa phương và các doanh nghiệp viễn thông, Internet tổ chức thực hiện các biện pháp kỹ thuật nghiệp vụ nhằm bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, phòng, chống tội phạm trên mạng và ngăn chặn các hành vi bị nghiêm cấm quy định tại Điều 5 Nghị định này.
d) Thanh tra, kiểm tra và xử lý các hành vi vi phạm quy định của pháp luật về bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội và phòng chống tội phạm trên mạng theo thẩm quyền.
e) Chủ trì tham gia các hoạt động hợp tác quốc tế trong việc bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội và phòng chống tội phạm trên mạng.
2. Bộ Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm:
a) Phối hợp với Bộ Công an trong việc xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, các hệ thống kỹ thuật bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội và phòng chống tội phạm trên mạng; chia sẻ thông tin liên quan đến an toàn thông tin; phối hợp thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật theo thẩm quyền phù hợp với yêu cầu bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội và phòng chống tội phạm trên mạng. 
b) Tham gia tuyên truyền về ý thức và trách nhiệm bảo đảm an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội cho tổ chức, cá nhân cung cấp và sử dụng dịch vụ internet và nội dung thông tin trên mạng.
3. Bộ, cơ quan ngang Bộ, UBND các cấp có trách nhiệm phối hợp với Bộ Công an trong việc thực hiện quản lý nhà nước về bảo đảm an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội trong hoạt động Internet và nội dung thông tin trên mạng theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
4. Trách nhiệm của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet, viễn thông và nội dung thông tin trên mạng.
a. Triển khai các giải pháp, trang thiết bị kỹ thuật theo quy định của Bộ Công an để lưu trữ thông tin đưa vào, truyền đi trên mạng; ngăn chặn việc truy cập, truyền đưa thông tin có nội dung vi phạm Điều 5 của Nghị định này
b. Xây dựng, ban hành quy định vận hành, khai thác, sử dụng dịch vụ Internet và nội dung thông tin trên mạng, Tổ chức việc đăng ký, quản lý và sử dụng thông tin cá nhân trên mạng theo quy định của Bộ Công an. Tuyên truyền, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện đối với các đại lý Internet, người sử dụng dịch vụ, cán bộ, nhân viên trong nội bộ doanh nghiệp.
c. Cung cấp thông tin, phối hợp với đơn vị chức năng của Bộ Công an, các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thực hiện việc quản lý, kiểm tra, giám sát, phát hiện, ngăn chặn và xử lý các hành vi lợi dụng Internet, nội dung thông tin trên mạng vào hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội.
d. Ngừng ngay việc cung cấp dịch vụ Internet và thông tin trên mạng đối với các chủ thể lợi dụng các dịch vụ này để hoạt động chống lại Nhà nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, gây phương hại đến an ninh quốc gia khi có yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
e. Bố trí mặt bằng, điểm truy nhập mạng, các cổng kết nối, giao diện kết nối tại các điểm kết nối Internet quan trọng và những điều kiện kỹ thuật cần thiết cho các đơn vị chức năng thuộc Bộ Công an thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia trong hoạt động Internet.
g. Phối hợp với cơ quan chức năng của Bộ Công an triển khai các biện pháp bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội và phòng chống tội phạm trên mạng trước khi chính thức cung cấp dịch vụ. Thực hiện chế độ báo cáo đột xuất, định kỳ, cung cấp các thông tin cần thiết theo quy định của Bộ Công an.
h. Chịu trách nhiệm hướng dẫn đại lý Internet, điểm cung cấp dịch vụ trò chơi trực tuyến công cộng của doanh nghiệp thực hiện các quy định về bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội và phòng chống tội phạm trên mạng của Bộ Công an trong hoạt động Internet và nội dung thông tin trên mạng.
i. Chịu sự thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội và phòng chống tội phạm trên mạng của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
a. Triển khai, thực hiện các biện pháp kỹ thuật nghiệp vụ bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội và phòng chống tội phạm trên mạng theo quy định của Bộ Công an.
b. Phối hợp, thực hiện yêu cầu của các đơn vị chức năng thuộc Bộ Công an phục vụ công tác bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội trong hoạt động Internet và nội dung thông tin trên mạng.
c. Hướng dẫn, quản lý người dùng dịch vụ tuân thủ các quy định về bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội và phòng chống tội phạm trên mạng theo quy định tại Nghị định này.
6. Trách nhiệm của người sử dụng dịch vụ Internet và nội dung thông tin trên mạng.
a. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về các nội dung tin đưa vào và truyền đi trên Internet.
b. Khi nhận được thông tin gây phương hại an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, vi phạm thuần phong mỹ tục, bản sắc văn hoá Việt Nam, không được in, sao, tán phát và phải báo ngay cho cơ quan công an nơi cư trú để xử lý.  
c. Chịu trách nhiệm bảo vệ mật khẩu, khoá mật mã, nội dung thông tin riêng và bảo vệ hệ thống thiết bị Internet của mình.
d. Tuân thủ quy định về đăng ký, quản lý và sử dụng thông tin cá nhân trên mạng, bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội và phòng chống tội phạm trên mạng trong hoạt động Internet và nội dung thông tin trên mạng.
đ. Triển khai hoặc phối hợp triển khai các biện pháp kỹ thuật nghiệp vụ bảo đảm an ninh thông tin trong hoạt động Internet và nội dung thông tin trên mạng theo quy định của các cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền.
e. Cung cấp thông tin và phối hợp loại bỏ các nguy cơ gây mất an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội trên hệ thống thiết bị của mình khi có yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền hoặc doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet.

Chương 6

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 56. Hiệu lực thi hành

1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày    tháng        năm         2012.
2. Nghị định này thay thế Nghị định số 97/2008/NĐ-CP ngày 28/8/2008 của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin điện tử trên Internet.
3. Trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực, Bộ Thông tin và truyền thông có trách nhiệm ban hành các thông tư hướng dẫn Nghị định này thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Thông tin và Truyền thông.
4. Trong thời hạn 09 tháng kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải ban hành các văn bản sau đây:
a) Quy hoạch về các điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng công cộng.
b) Hướng dẫn triển khai thực hiện việc cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng công cộng; thống kê, báo cáo tình hình hoạt động của các điểm truy nhập Internet công cộng và các điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng công cộng trên địa bàn.
5. Trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động cho toàn bộ các điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng công cộng trên địa bàn vàbáo cáo kết quả thực hiện về Bộ Thông tin và Truyền thông.

Điều 57. Tổ chức thực hiện

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông chịu trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Nghị định này.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; 
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- VP BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng;
- HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;                 
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Toà án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách Xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Cổng TTĐT, 
  các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, KTN (5b). XH

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG



Nguyễn Tấn Dũng

Phụ lục 1: Thông báo chính thức cung cấp dịch vụ Internet

Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
…, ngày … tháng …năm…

THÔNG BÁO CHÍNH THỨC CUNG CẤP DỊCH VỤ INTERNET

Kính gửi: Cục Viễn thông – Bộ Thông tin và Truyền thông

1. Tên doanh nghiệp:
2. Địa chỉ trụ sở:
3. Họ tên, chức danh, đơn vị công tác, số điện thoại, địa chỉ email của người đại diện có thẩm quyền.
4. Giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông đã được cấp:
+ Số giấy phép:
+ Ngày tháng cấp giấy phép:
+ Ngày tháng hết hiệu lực:
5. Ngày tháng bắt đầu chính thức cung cấp dịch vụ:
6. Loại hình dịch vụ cung cấp:
7. Phạm vi (theo địa giới hành chính), đối tượng cung cấp dịch vụ:
8. Các địa chỉ đặt hệ thống trang thiết bị để cung cấp dịch vụ của đơn vị:
+ Địa chỉ 1:
+ Địa chỉ 2:
+ ……….
9. Sơ đồ mạng lưới thiết bị:
10. Thuê kênh và kết nối theo từng hướng:
+ Dung lượng đường truyền:
+ Thuê của công ty:
11.  Hình thức thu phí:
+ Giá cước:
+ Loại thẻ dự kiến phát hành (nếu có):
Tên thẻ:
Hình thức thẻ:
Mệnh giá thẻ:                   


Thủ trưởng đơn vị
(Ký, đóng dấu và ghi rõ họ tên, chức vụ)