Thứ Ba, 14 tháng 5, 2013

[Báo Quảng Nam] Lương "phần mềm"


Nhìn vóc người nhỏ nhắn, gầy gò của Đoàn Nguyễn Thành Lương (học sinh lớp 9, trường THCS Lý Tự Trọng, TP.Tam Kỳ), ít ai ngờ rằng em đang sở hữu những thành tích đáng nể. Năm học lớp 8, Lương đã dự thi học sinh giỏi môn Tin học... lớp 9 và đoạt giải nhất thành phố; đoạt giải khuyến khích cuộc thi Tin học trẻ không chuyên toàn tỉnh; năm lớp 9, em lại giành giải nhất cả 2 môn Toán và Tin học cấp thành phố. Chưa hết, em còn đoạt giải B tại Hội thi sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng của tỉnh với phần mềm AMM (Art of Minmap - nghệ thuật của sơ đồ tư duy). Mới đây, tại cuộc thi học sinh giỏi cấp tỉnh, Lương đoạt giải nhất môn Tin học với số điểm tuyệt đối: 20/20 điểm.
Lương kể, ngay lần đầu tiên được tiếp xúc với internet em đã bị cuốn hút với những điều thú vị và bổ ích mà “không gian mạng” đem lại. Dần dần, em trở nên yêu thích Tin học và đặc biệt là công việc lập trình lúc nào không hay. Lương tâm sự: “Mục đích chính của em khi xây dựng phần mềm đơn giản như AMM trước hết là để thỏa niềm đam mê, rèn luyện kỹ năng Tin học; đồng thời hỗ trợ, giúp đỡ thầy cô và các bạn trong việc dạy và học chứ không phải để dự thi”. Không ngờ, khi nhận được sự động viên của ba mẹ và thầy cô, em gửi dự thi và đoạt giải cao.
Mẹ Thành Lương, chị Nguyễn Thị Thu Lan nhớ lại những ngày đầu khi gia đình chưa có máy vi tính, tuần nào cậu con trai cũng xin mẹ 5 nghìn đồng “để con ra tiệm net giải trí”. Chị Lan thấy Lương học hành chăm chỉ nên đồng ý, đồng thời bảo em gái của Lương âm thầm “giám sát” anh trai. Khi biết Lương ra tiệm net để học chứ không sa đà vào game, lúc ấy chị Lan mới mua máy tính và nối mạng internet. Không chỉ giỏi Toán, Tin học, Lương còn học giỏi đều các môn và yêu thích môn Lịch sử. Lương cho biết chỉ tự học ở nhà chứ không đi học thêm, ngoài giờ học trên lớp thì sách tham khảo, mạng internet, bạn bè... chính là “người thầy” của em.
Thông minh, khiêm tốn, dễ mến... là lời nhận xét của thầy cô giáo và các bạn về Lương. Hiện tại, em đang điều hành weblogs của lớp và viết phần mềm TL-CMS - phần mềm tạo lập và quản lý nội dung blog, website dành cho những người không chuyên. Hỏi về dự định, Lương chia sẻ: “Em sẽ theo học ngành công nghệ thông tin nhưng còn quá sớm để nói về tương lai. Trước mắt, em phấn đấu thi vào lớp chuyên Toán trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm và lớp chuyên Tin trường THPT Lê Quý Đôn, Đà Nẵng”.
CHÂU NỮ

Thứ Bảy, 11 tháng 5, 2013

[VNExpress - Kỉ niệm 123 năm ngày sinh nhật Bác] Những bức ảnh đời thường của Chủ tịch Hồ Chí Minh





Lội ruộng cùng nông dân, câu cá bên nhà sàn, yêu thương các cháu thiếu nhi... là những bức ảnh về cuộc sống đời thường của Hồ Chủ tịch vừa được Bảo tàng Hồ Chí Minh giới thiệu nhân dịp 19/5.



Bữa cơm đạm bạc của Hồ Chủ tịch với đồng bào.



Những ngày ở Việt Bắc, Chủ tịch Hồ Chí Minh tự chẻ củi, nấu ăn.



Sau này, Chủ tịch nước cũng tự cuốc đất, trồng cây, tưới nước xung quanh nhà sàn.



Những lúc có điều kiện, Chủ tịch Hồ Chí Minh lại về với nông dân, chỉ bảo họ cách gieo trồng.



Bức ảnh chụp Hồ Chủ tịch thăm làng Kim Liên (Nam Đàn, Nghệ An).



Thiếu niên, nhi đồng mỗi khi nhắc đến Bác Hồ thường nghĩ ngay đến vị cha già của dân tộc với vầng trán cao, ánh mắt sáng và râu tóc bạc phơ.



Thói quen làm việc, sắp xếp tài liệu gọn gàng, ngăn nắp của Hồ Chủ tịch vẫn không hề thay đổi dù ở nơi đâu.



Những lúc rảnh rỗi, Hồ Chủ tịch lại thảnh thơi ngồi câu cá.



Với Hồ Chủ tịch, trẻ thơ được xem như búp trên cành, luôn được yêu thương và dạy dỗ.



Thứ Hai, 18 tháng 3, 2013

Bài dự thi Cuộc thi Giới thiệu nghề của lớp 9/2

NGHỀ DỆT MAY

     Tiếng con ve sầu hát râm ran bên hàng phượng vĩ sân trường thôi thúc báo hiệu mùa hè đã đến bên thềm lớp học.Nỗi vui buồn sau 4 năm học tại mái trường Lý Tự Trọng lại xôn xao trong lòng mỗi chúng em.Mùa thu tới, trong nắng hanh vàng có bạn tiếp tục học lên bậc THPT, có bạn sớm hòa nhập với cuộc sống lao động đời thường, lại có bạn mạnh dạn chọn cho mình con đườg” Nhất nghệ tinh-nhất thân vinh”theo học 1 nghề tại các trường trên địa bàn Tam kỳ.Các bạn ơi , cho phép mình đại diện cho tập thể lớp 92 được trao đổi về một nghề mà mình đã hằng ấp ủ từ lâu đó là nghề dệt may với mong muốn được chia sẻ với bạn nào có ước mơ giống mình.


     1.Giới thiệu về nghề dệt may: Ngày xưa, khi bà ngoại mình còn sống độ con trăng rằm lung linh  trải màu vàng lên hàng dâu non sau nhà bà thường bắt chiếc chỏng tre sau hè bảo mình ngồi bên cạnh vừa chải tóc vừa kể chuyện ngày xưa. Có lần thấy tay bà cứ mân mê đôi bàn tay nhỏ của mình mà ngân nga câu ca dao cổ:”Sáng trăng trải chiếu hai hàng
                                                              Cho anh đọc sách, cho nàng quay tơ
                                                              Quay tơ vẫn giữ mối tơ
                                                              Dù năm bảy mối vẫn chờ mối anh”
     Rồi say sưa nghe bà kể chuyện về nghề dệt vải có tự thuở nào…. Những bằng chứng khảo cổ tìm được đã cho thấy, nghề dệt vải có từ cách đây 6000 năm từ việc xe xoắn sợi vỏ cây gắn với một dụng cụ gọi là dọi xe chỉ.Tại  Gò Trũng( Thanh Hóa) đã phát hiện một hiện vật đá mỏng dẹt được mài tròn, đường kính gần 10cm,ở giữa có khoan lỗ ,người xưa cắm một chiếc que vào lỗ chính giữa hiện vật.Sợi vỏ cây được buộc vào thân que để treo lơ lững.Tác động lực một chiều của con người vào rìa cạnh phiến đá sẽ khiến nó quay tít và nhờ thế làm sợi dây xoắn dần lại.Đây là tiền đề kỹ thuật cho phép phát triển kỹ thuật đan lát thành việc dệt ra các tấm lưới,tấm vải …Sự xuất hiện của kỹ thuật xe xoắn sợi vỏ cây là tiền đề kỹ thuật cho sự ra đời của nghề dệt vải.
     Nghe bà kể về quá trình hình thành, phát triển của nghề dệt vải của nước mình em vô cùng xúc động đan xen nổi tự hào. Ngay từ những năm cấp I em đã biết, đã nhận ra vẻ đẹp của ngàn dâu, tiếng con tăm ăn lá dâu, nồi nước kéo tơ dịu dàng qua khung chỉ của các cô, các bác …Nay, bà đã đi xa em lại nhớ như in câu chuyện cổ và phân vân hỏi mẹ:”Mẹ ơi,ngày xưa bà kể quá trình hình thành và phát triển của nghề dệt, bây chừ mẹ giới thiệu tiếp nghề may của nước mình mẹ nhé” Rồi mẹ giới thiệu cho em.Theo mẹ , nghề dệt tạo ra nguyên liệu như:vải,lụa…để qua tay người thợ, qua máy móc tạo nên sản phẩm phục vụ con người .Từ cái khố thời tiền sử được thắt , bện từ vỏ cây đến chiếc áo dài tứ thân cho đến chiếc áo dài truyền thống ngày nay và các bộ quần áo thời trang công sở…đều ra đời từ sự phối hợp nhịp nhàng giữa dệt và may.Ngày nay với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật ngành dệt may như được chắp thêm đôi cánh từ che, mặc đủ ấm đến phục vụ nhu cầu cái đẹp của con người Việt Nam.Thế giới nghiêng mình ngưỡng mộ vẽ đẹp dịu dàng,đoan trang nhưng không kém phần lộng lẫy kêu sa của chiếc áo dài của các cô, các mẹ trong các ngày lễ hội .Bàn về lợi ích thiết thực của ngành dệt may đóng góp cho nền kinh tế đất nước thì vô cùng to lớn , kim ngạch xuất khẩu, tiêu thụ nội địa hằng năm đạt tới vài tỉ đô la, năm sau cao hơn năm trước giải quyết hàng triệu lao động góp phần với dầu khí,thủy sản –xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN.
     Mẹ ơi! Vậy ngành dệt may ở xứ Quảng quê mình có phát triển không hả mẹ!
Đôi mắt mẹ nhấp nháy lia lịa toát lên vẽ hài lòng vì con mình đã bắt đầu trưởng thành và miên man giới thiệu nào là các nghề trồng dâu nuôi tằm,ươm tơ dệt vải của xứ Quảng phát triển từ lâu đời dọc hai bên bờ sông Thu Bồn,các huyện phía bắc như Điện Bàn,Duy Xuyên,Đại Lộc…
                                                                       

hơn một thời xanh ngắt ngàn dâu,rộn rã tiếng thoi đưa suốt ngày đêm.Mẹ em còn giới thiệu tổng quát về sự ra đời và phát triển của công ty cổ phần dệt may Hòa Thọ- một thành viên của Tập đoàn dệt may Việt Nam.

Công ty dệt may Hòa Thọ có chi nhánh tại Hội An,Duy Xuyên,Điện Bàn…đang đưa vào vận hành thu hút hàng  ngàn lao động Quảng Nam.Nhìn ánh mắt hơi chếch về phía Tây,mẹ tôi cười thật tươi chậm rãi nói:Bây chừ mẹ sẽ giới thiệu giúp con tham quan một cánh chim đầ đàn của ngành dệt may thành phố Tam Kỳ. Rồi mẹ thuyết giảng cộng với minh họa bằng tập ảnh màu. Ngày ấy Tiền thân của Công ty Cổ phần May Trường Giang là Xí nghiệp May Tam Kỳ được thành lập vào ngày 31 - 7 - 1979 trên cơ sở tiếp quản từ cơ sở Bệnh xá Tỉnh đội Quảng Nam - Đà Nẵng. Ngay từ những ngày đầu thành lập, Xí nghiệp đã cử cán bộ và công nhân viên ra tận các xí nghiệp may ở Nam Định, Gia Lâm để học nghề và công tác quản lý. Sau 4 tháng chuẩn bị, Xí nghiệp May Tam Kỳ chính thức đi vào hoạt động, chuyên sản xuất các mặt hàng bảo hộ lao động với thiết bị được mua từ các nước Đông Âu và giải quyết 100 lao động địa phương với 2 chuyền may.
Năm 1987, Xí nghiệp May Tam Kỳ liên kết với UBND Thị xã Tam Kỳ đầu tư nâng cấp toàn bộ hệ thống dây chuyền may mới với khoảng 160 thiết bị. Từ đó, năng lực sản xuất của xí nghiệp được nâng lên 6 chuyền may và thu hút thêm gần 200 lao động. 
Mặc dù với phương án kinh doanh linh hoạt nhưng do ra đời trong hoàn cảnh thị trường xuất khẩu hạn hẹp, năng lực tài chính còn yếu, năng lực quản lý điều hành theo mô hình mới chưa phù hợp... nên 2 năm sau, đơn vị lại tiếp tục rơi vào hoàn cảnh khó khăn như trước. Một lần nữa Xí nghiệp lại rơi vào những vết xe cũ. Để thoát ra khỏi khó khăn, ngày 24/12/1993 Xí nghiệp May Tam Kỳ được UBND tỉnh ra quyết định số: 2114/QĐ-UB về việc đổi Xí nghiệp May Tam Kỳ thành Công ty May Trường Giang, đồng thời gấp rút tiến hành đầu tư thêm 5 chuyền may với máy móc thiết bị hiện đại thay thế cho các máy móc thiết bị lạc hậu, cũng như giải quyết thêm 302 lao động tại địa phương. Không dừng lại ở đó, năm 2004 Công ty tiếp tục xây dựng nhà xưởng mới, đầu tư thêm 6 chuyền may với máy móc thiết bị hiện đại của Nhật, nâng tổng số lên 17 chuyền may, gần 850 thiết bị và xấp xỉ 1000 lao động lành nghề.
Công ty Cổ phần may Trường Giang
Bằng những nỗ lực không ngừng tự làm mới mình, không ngừng gia tăng năng lực hoạt động, Công ty May Trường Giang đã xây dựng được một định hướng phát triển vững chắc trong từng giai đoạn, thực hiện đồng bộ nhiều biện pháp, đặc biệt là công tác quản lý, sản xuất kinh doanh, sử dụng hiệu quả vốn đầu tư, góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển ổn định.
Có thể thấy trên bước đường dựng xây, phát triển, Công ty May Trường Giang đã góp phần khẳng định vị thế và nâng cao uy tín của mình trên thị trường may mặc. Tuy nhiên, để ngày càng có được sự ổn định và phát triển bền vững hơn nữa, và cũng là thực hiện cổ phần hóa theo chủ trương đổi mới doanh nghiệp của Đảng và Nhà nước, năm 2005 Công ty May Trường Giang được chuyển đổi thành Công ty Cổ phần May Trường Giang theo quyết định số: 5076/QĐ-UBND của UBND tỉnh Quảng Nam. Công ty Cổ phần May Trường Giang đã tạo những bước phát triển vượt bậc, luôn đạt mức tăng trưởng cao. Trung bình, mỗi năm, Công ty đã sản xuất 800.000 sản phẩm Jacket và xuất khẩu vào các thị trường chủ yếu: Hoa kỳ chiếm 65%, EU 20%, Đài Loan, Nhật, Canada và Hàn Quốc:15 kết cho gia đình nghèo, phụng dưỡng Mẹ Việt Nam anh hùng, đóng góp quỹ xoá đói giảm nghèo, tương trợ lẫn nhau trong những lúc khó khăn... là những việc mà tập thể CB.CNV Công ty luôn tham gia tích cực.  nhân viên Công ty tự hào với truyền thống vẻ vang của mình. Truyền thống vượt khó, năng động, sáng tạo và đoàn kết mà lớp công nhân đi trước tới lớp công nhân ngày nay luôn gìn giữ phát huy. Mang theo hành trang truyền thống quý giá đó bước vào năm thứ 13 của thế kỷ XXI, phát huy nội lực tận dụng mọi tiềm năng đẩy mạnh sản xuất xuất khẩu, nhất định Công ty Cổ phần May Trường Giang sẽ “Bay cao, bay xa” hơn nữa trong công cuộc đổi mới xây dựng đất nước Việt Nam thân yêu “Đàng hoàng hơn, to đẹp hơn” như Bác Hồ kính yêu mong muốn.
     Nghe mẹ giới thiệu về ngành dệt may của đất nước,quê hương mình tự dưng trong long em bồi hồi rạo rực cứ y  như ngày mai, sáng dâỵ mình đã trở thành cô thợ may thời trang đó các bạn ơi! Đã yêu, đã thích cái nghề cái nghề dệt may rồi thì ngay từ bây giờ em phải có sự chuẩn bị con đường khát vọng để sớm đạt được ước mơ .Theo em, lộ trình ấy diễn ra như sau:
       2. Con đường thực hiện để sau này trở thành nghề: Tập trung cao nhất cho nhiệm vụ học tập,rèn luyện để kết quả thi học kỳ II và cả năm đạt yêu cầu cao.Tiếp tục nghiên cứu,tra cứu sách báo,tài liệu,lên mạng tìm hiểu nâng cao kiến thức về ngành dệt may,bổ sung kiến thức đã tích lũy về ngành từ năm học trước, đi tham quan các cơ sở dệt may đang đóng trên địa bàn Tam Kỳ và các vùng miền lân cận để tạo thêm dấu ấn ngành nghề với mình.Tự nuôi ước mơ bằng con đường tìm hiểu,nghiên cứu chi tiết hơn về nghề dệt may đang được tổ chức giảng dạy ở các trường Cao đẳng,cao đẳng nghề,trường dạy nghề để đón đầu,chọn lọc những ngành nghề phù hợp với sở thích,sức khỏe của em.Chính từ sự mài mò nghiên cứu đến nay em mới nhận ra rằng nghề dệt may vô cùng đa dạng ở các lĩnh vực như: ngành sợi, ngành nhuộm, ngành may thêu,ngành thiết kế thời trang.Ngoài ra,em còn hiểu cặn kẽ chỉ tiêu tuyển sinh đầu vào của ngành từ các trường chuyên nghiệp là vô cùng phong phú mở đón các bạn đã,đang yêu thích nghề dệt may.Nguồn nhân lực từ sơ cấp đến Đại học hằng năm của ngành dệt may trên cả nước cần tới hàng trăm ngàn chỗ làm điều mà em và các bạn rất mừng khi chọn cho bản thân một nghề để bước vào đời .Tuy vậy, với em bên cạnh nuôi dưỡng ước mơ sớm trở thành tế bào của đại gia đình dệt may Việt Nam con đường ngắn đầy chông gai phải nổ lực vượt qua đó là phải đổ vào trường THPTcông lập trong thành phố Tam Kỳ,học tập thật tốt của 3 năm bậc học này làm tiền đề để chọn một ngành thuộc lĩnh vực dệt may mà mình hằng mong ước
       3. Một số cơ sở đào tạo nghề:
       
Trường Cao đẳng dệt may thời trang Hà Nội
Trường Cao đẳng kinh tế kĩ thuật Vinatex TP HCM
Trường Cao đẳng nghề Đà Nẵng
Trường cao đẳng nghề Quảng Nam




     

Thứ Năm, 14 tháng 3, 2013

Giới thiệu sách: Tam Kỳ - Thời lửa đạn


Được đại diện lớp 9/2 về tham gia hội thi giới thiệu sách do bộ phận Thư viện tổ chức, bản thân em rất vinh dự và tự hào vì chính đây là dịp tốt nhất để em được giới thiệu cùng các bạn học sinh toàn trường tập bút kí “Tam Kỳ-Thời lửa đạn” của bác Phạm Thông-Hội viên Hội Văn học Nghệ thuật TP Tam Kỳ ghi lại, do Nhà xuất bản Văn học thuộc Bộ Văn Hoá Thông Tin xuất bản theo Quyết định số 1581/QĐ.VH  ký ngày 5/12/2011.

            Kính thưa quí thầy cô giáo cùng các bạn! Tập bút kí “Tam Kỳ-Thời lửa đạn”  mà bác Phạm Thông đã tặng cho ba em nhân dịp đầu xuân Quý Tỵ lại là tác phẩm được em nghiền ngẫm say mê đọc đi đọc lại trong những ngày đất nước vào xuân. Trên khắp nẻo đường rực rỡ cờ hoa, dòng người trẩy hội, Thành phố trẻ Tam Kỳ càng kiêu sa lộng lẫy tràn trề sức sống… em càng cảm nhận xúc động vô biên khi lật đi lật lại từng trang bút ký đầy máu, nước mắt của đồng bào, chiến sĩ Cách mạng, đảng viên trung kiên đã vì độc lập-tự do, vì xã hội chủ nghĩa mà vĩnh viễn nằm xuống mảnh đất Tam Kỳ yêu thương từ những ngày đầu khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân mùa thu 1945 cho đến ngày quê hương được hoàn toàn giải phóng 1975. Với mong muốn tột cùng thế hệ trẻ hôm nay phải hết sức nâng niu, trân trọng gìn giữ truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm, giải phóng dân tộc, quê hương giành độc lập, tự do về cho nhân dân của biết bao thế hệ cho ông đi trước mà điểm xuất phát đầu tiên chính là mảnh đất Tam Kỳ trung dũng kiên cường qua lửa đạn xích xiềng của quân thù, cho phép em được mời quí thầy cô giáo và các bạn học sinh toàn trường đọc, cảm nhận, tự hào, nâng cao ý thức trách nhiệm công dân qua bút ký.
Kính thưa quý thầy trong Ban giám hiệu, quý thầy cô giám khảo,
Thầy cô giám khảo, thầy cô dự khán cùng các bạn thân mến.
Nếu tính độ dày vật chất tập bút ký “Tam Kỳ-Thời lửa đạn” của bác Phạm Thông chỉ hơn 200 trang một tí nhưng với em đây chính là bộ phim tài liệu nhiều tập đồ sộ về những năm tháng khốc liệt chiến đấu, khốc  liệt hy sinh – dâng hiến và đậm đà mặn chát yêu thương của những con người chân chất lặng lẽ đất Tam Kỳ. Với đất nước, ở đây tên làng Tỉnh Thuỷ, tên xã Tam Thăng, Tam Phú, Tam Thanh, Kỳ Nghĩa, Kỳ Thịnh, Kỳ Long,…tên người bà Triêm, chị Hạnh, chị Thanh…thật nhỏ nhoi, đơn lẻ như cồn cát chang chang nắng hè nhưng đã tạo ra những kỳ tích lừng lẫy một thời lửa bom. Nếu như phần đầu tập bút ký “Con của biển” người đọc bắt gặp tên làng Tỉnh Thuỷ - thuộc xã Tam Thanh vùng cát phía đông Tam Kỳ. Ruộng ít, rất ít dân mưu sinh bằng con đường bám biển bao đời nay nhưng sẽ không bao giờ quên những tên người nào: mẹ Triêm, Ba Diện, Bốn Thẩm, Năm Thiển, Bảy Niệm - chứng nhưng lịch sử một thời theo Đảng vùng lên cướp chính quyền về tay nhân dân mùa thu Tháng Tám 1945. Rồi Mỹ đến, Diệm Thiệu đặt ách nô dịch lầm than đau khổ mới, những đứa con của biển lại lần lượt theo tiếng gọi của Đảng lên đường cứu nước. Mẹ Triêm lại tiếp tục vét hết con cho cuộc kháng chiến lần này. Sáng nay, trong sắc xuân dìu dịu, nụ tầm xuân khoe sắc nở hoa trên tấm khăn quàng đỏ thắm các bạn đeo em mới thật sự cảm động theo ý thơ mà bác Thông đã nhắc đôi ba lần trong tập bút ký của liệt sĩ Hồ Thấu, người đã nằm lại trên quê hương Tam Kỳ.
Chiến trường ai khóc chia phôi
Khải hoàn ai nhắc đến người hôm qua.
            Vẫn còn rất nhiều, rất nhiều bác Phạm Thông và hàng triệu triệu chúng em trên cả nước nhớ thương, ngẫm nghĩ về những hy sinh cống hiến của các ông, các bà các bác, các cô một thời lửa đạn hôm qua.
            Thưa quý thầy cô giáo kính mến, cùng các bạn thân thương. Kính cẩn, cảm ơn bác Phạm Thông qua tập văn xuôi này bằng những câu văn ngắn, đanh lạnh, gọn nhưng lại gợi mở, xót xa đau đáu những mất mát, đau thương một thời trên quê hương Tam Kỳ mà hơn một lần Bác đã sống, chiến đấu, công tác. Xin được mời gọi lần nữa, các bạn của tôi ơi! Hãy tìm đọc thật chậm thật lâu toàn tập bút ký với 16 mảng nội dung từ Con của biển; Hồn nhiên Cách mạng; Tận cùng oan nghiệt…cho đến mảng ký cuối cùng Kí ức ngày thống nhất để được cùng mắc nợ với người hôm qua vì độc lập, tự do, vì chủ nghĩa xã hội đã quên thân vì nước.
            Kính thưa quí thầy cô giáo, cùng các bạn, do thời gian không cho phép, dù vậy bản thân em rất khấp khởi mừng vui khôn xiết vì đã thoả mãn nguyện vọng ngày đầu xuân đem đến món quà tinh thần quý giá gởi đến các bạn bằng thông điệp đời thường “Đọc bút ký “Tam Kỳ-Thời lửa đạn” của bác Phạm Thông để chúng mình phải sống đẹp, sống xứng đáng với những hy sinh mất mát mà hàng triệu anh hùng liệt sĩ, nhân dân đã vì nước quên thân. Đọc bút ký “Tam Kỳ-Thời lửa đạn” để càng tự hào về quê hương Tam Kỳ anh dũng, kiên cường trong hai cuộc chiến tranh chống Pháp, Mỹ xâm lược và bè lũ tay sai bán nước từ đó sớm xác lập trách nhiệm người góp phần xây dựng, bảo vệ thành phố Tam Kỳ ngày càng tươi trẻ, giàu đẹp ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường Trung học cơ sở.”
            Trân trọng kính biết ơn các thầy cô trong Ban giám hiệu, các thầy cô trong ban giám khảo, quí thầy cô dự khán cùng các bạn đã quan tâm theo dõi bài giới thiệu sách của em. Chúc hội thi thành công tốt đẹp!