Thứ Hai, 18 tháng 3, 2013

Bài dự thi Cuộc thi Giới thiệu nghề của lớp 9/2

NGHỀ DỆT MAY

     Tiếng con ve sầu hát râm ran bên hàng phượng vĩ sân trường thôi thúc báo hiệu mùa hè đã đến bên thềm lớp học.Nỗi vui buồn sau 4 năm học tại mái trường Lý Tự Trọng lại xôn xao trong lòng mỗi chúng em.Mùa thu tới, trong nắng hanh vàng có bạn tiếp tục học lên bậc THPT, có bạn sớm hòa nhập với cuộc sống lao động đời thường, lại có bạn mạnh dạn chọn cho mình con đườg” Nhất nghệ tinh-nhất thân vinh”theo học 1 nghề tại các trường trên địa bàn Tam kỳ.Các bạn ơi , cho phép mình đại diện cho tập thể lớp 92 được trao đổi về một nghề mà mình đã hằng ấp ủ từ lâu đó là nghề dệt may với mong muốn được chia sẻ với bạn nào có ước mơ giống mình.


     1.Giới thiệu về nghề dệt may: Ngày xưa, khi bà ngoại mình còn sống độ con trăng rằm lung linh  trải màu vàng lên hàng dâu non sau nhà bà thường bắt chiếc chỏng tre sau hè bảo mình ngồi bên cạnh vừa chải tóc vừa kể chuyện ngày xưa. Có lần thấy tay bà cứ mân mê đôi bàn tay nhỏ của mình mà ngân nga câu ca dao cổ:”Sáng trăng trải chiếu hai hàng
                                                              Cho anh đọc sách, cho nàng quay tơ
                                                              Quay tơ vẫn giữ mối tơ
                                                              Dù năm bảy mối vẫn chờ mối anh”
     Rồi say sưa nghe bà kể chuyện về nghề dệt vải có tự thuở nào…. Những bằng chứng khảo cổ tìm được đã cho thấy, nghề dệt vải có từ cách đây 6000 năm từ việc xe xoắn sợi vỏ cây gắn với một dụng cụ gọi là dọi xe chỉ.Tại  Gò Trũng( Thanh Hóa) đã phát hiện một hiện vật đá mỏng dẹt được mài tròn, đường kính gần 10cm,ở giữa có khoan lỗ ,người xưa cắm một chiếc que vào lỗ chính giữa hiện vật.Sợi vỏ cây được buộc vào thân que để treo lơ lững.Tác động lực một chiều của con người vào rìa cạnh phiến đá sẽ khiến nó quay tít và nhờ thế làm sợi dây xoắn dần lại.Đây là tiền đề kỹ thuật cho phép phát triển kỹ thuật đan lát thành việc dệt ra các tấm lưới,tấm vải …Sự xuất hiện của kỹ thuật xe xoắn sợi vỏ cây là tiền đề kỹ thuật cho sự ra đời của nghề dệt vải.
     Nghe bà kể về quá trình hình thành, phát triển của nghề dệt vải của nước mình em vô cùng xúc động đan xen nổi tự hào. Ngay từ những năm cấp I em đã biết, đã nhận ra vẻ đẹp của ngàn dâu, tiếng con tăm ăn lá dâu, nồi nước kéo tơ dịu dàng qua khung chỉ của các cô, các bác …Nay, bà đã đi xa em lại nhớ như in câu chuyện cổ và phân vân hỏi mẹ:”Mẹ ơi,ngày xưa bà kể quá trình hình thành và phát triển của nghề dệt, bây chừ mẹ giới thiệu tiếp nghề may của nước mình mẹ nhé” Rồi mẹ giới thiệu cho em.Theo mẹ , nghề dệt tạo ra nguyên liệu như:vải,lụa…để qua tay người thợ, qua máy móc tạo nên sản phẩm phục vụ con người .Từ cái khố thời tiền sử được thắt , bện từ vỏ cây đến chiếc áo dài tứ thân cho đến chiếc áo dài truyền thống ngày nay và các bộ quần áo thời trang công sở…đều ra đời từ sự phối hợp nhịp nhàng giữa dệt và may.Ngày nay với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật ngành dệt may như được chắp thêm đôi cánh từ che, mặc đủ ấm đến phục vụ nhu cầu cái đẹp của con người Việt Nam.Thế giới nghiêng mình ngưỡng mộ vẽ đẹp dịu dàng,đoan trang nhưng không kém phần lộng lẫy kêu sa của chiếc áo dài của các cô, các mẹ trong các ngày lễ hội .Bàn về lợi ích thiết thực của ngành dệt may đóng góp cho nền kinh tế đất nước thì vô cùng to lớn , kim ngạch xuất khẩu, tiêu thụ nội địa hằng năm đạt tới vài tỉ đô la, năm sau cao hơn năm trước giải quyết hàng triệu lao động góp phần với dầu khí,thủy sản –xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN.
     Mẹ ơi! Vậy ngành dệt may ở xứ Quảng quê mình có phát triển không hả mẹ!
Đôi mắt mẹ nhấp nháy lia lịa toát lên vẽ hài lòng vì con mình đã bắt đầu trưởng thành và miên man giới thiệu nào là các nghề trồng dâu nuôi tằm,ươm tơ dệt vải của xứ Quảng phát triển từ lâu đời dọc hai bên bờ sông Thu Bồn,các huyện phía bắc như Điện Bàn,Duy Xuyên,Đại Lộc…
                                                                       

hơn một thời xanh ngắt ngàn dâu,rộn rã tiếng thoi đưa suốt ngày đêm.Mẹ em còn giới thiệu tổng quát về sự ra đời và phát triển của công ty cổ phần dệt may Hòa Thọ- một thành viên của Tập đoàn dệt may Việt Nam.

Công ty dệt may Hòa Thọ có chi nhánh tại Hội An,Duy Xuyên,Điện Bàn…đang đưa vào vận hành thu hút hàng  ngàn lao động Quảng Nam.Nhìn ánh mắt hơi chếch về phía Tây,mẹ tôi cười thật tươi chậm rãi nói:Bây chừ mẹ sẽ giới thiệu giúp con tham quan một cánh chim đầ đàn của ngành dệt may thành phố Tam Kỳ. Rồi mẹ thuyết giảng cộng với minh họa bằng tập ảnh màu. Ngày ấy Tiền thân của Công ty Cổ phần May Trường Giang là Xí nghiệp May Tam Kỳ được thành lập vào ngày 31 - 7 - 1979 trên cơ sở tiếp quản từ cơ sở Bệnh xá Tỉnh đội Quảng Nam - Đà Nẵng. Ngay từ những ngày đầu thành lập, Xí nghiệp đã cử cán bộ và công nhân viên ra tận các xí nghiệp may ở Nam Định, Gia Lâm để học nghề và công tác quản lý. Sau 4 tháng chuẩn bị, Xí nghiệp May Tam Kỳ chính thức đi vào hoạt động, chuyên sản xuất các mặt hàng bảo hộ lao động với thiết bị được mua từ các nước Đông Âu và giải quyết 100 lao động địa phương với 2 chuyền may.
Năm 1987, Xí nghiệp May Tam Kỳ liên kết với UBND Thị xã Tam Kỳ đầu tư nâng cấp toàn bộ hệ thống dây chuyền may mới với khoảng 160 thiết bị. Từ đó, năng lực sản xuất của xí nghiệp được nâng lên 6 chuyền may và thu hút thêm gần 200 lao động. 
Mặc dù với phương án kinh doanh linh hoạt nhưng do ra đời trong hoàn cảnh thị trường xuất khẩu hạn hẹp, năng lực tài chính còn yếu, năng lực quản lý điều hành theo mô hình mới chưa phù hợp... nên 2 năm sau, đơn vị lại tiếp tục rơi vào hoàn cảnh khó khăn như trước. Một lần nữa Xí nghiệp lại rơi vào những vết xe cũ. Để thoát ra khỏi khó khăn, ngày 24/12/1993 Xí nghiệp May Tam Kỳ được UBND tỉnh ra quyết định số: 2114/QĐ-UB về việc đổi Xí nghiệp May Tam Kỳ thành Công ty May Trường Giang, đồng thời gấp rút tiến hành đầu tư thêm 5 chuyền may với máy móc thiết bị hiện đại thay thế cho các máy móc thiết bị lạc hậu, cũng như giải quyết thêm 302 lao động tại địa phương. Không dừng lại ở đó, năm 2004 Công ty tiếp tục xây dựng nhà xưởng mới, đầu tư thêm 6 chuyền may với máy móc thiết bị hiện đại của Nhật, nâng tổng số lên 17 chuyền may, gần 850 thiết bị và xấp xỉ 1000 lao động lành nghề.
Công ty Cổ phần may Trường Giang
Bằng những nỗ lực không ngừng tự làm mới mình, không ngừng gia tăng năng lực hoạt động, Công ty May Trường Giang đã xây dựng được một định hướng phát triển vững chắc trong từng giai đoạn, thực hiện đồng bộ nhiều biện pháp, đặc biệt là công tác quản lý, sản xuất kinh doanh, sử dụng hiệu quả vốn đầu tư, góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển ổn định.
Có thể thấy trên bước đường dựng xây, phát triển, Công ty May Trường Giang đã góp phần khẳng định vị thế và nâng cao uy tín của mình trên thị trường may mặc. Tuy nhiên, để ngày càng có được sự ổn định và phát triển bền vững hơn nữa, và cũng là thực hiện cổ phần hóa theo chủ trương đổi mới doanh nghiệp của Đảng và Nhà nước, năm 2005 Công ty May Trường Giang được chuyển đổi thành Công ty Cổ phần May Trường Giang theo quyết định số: 5076/QĐ-UBND của UBND tỉnh Quảng Nam. Công ty Cổ phần May Trường Giang đã tạo những bước phát triển vượt bậc, luôn đạt mức tăng trưởng cao. Trung bình, mỗi năm, Công ty đã sản xuất 800.000 sản phẩm Jacket và xuất khẩu vào các thị trường chủ yếu: Hoa kỳ chiếm 65%, EU 20%, Đài Loan, Nhật, Canada và Hàn Quốc:15 kết cho gia đình nghèo, phụng dưỡng Mẹ Việt Nam anh hùng, đóng góp quỹ xoá đói giảm nghèo, tương trợ lẫn nhau trong những lúc khó khăn... là những việc mà tập thể CB.CNV Công ty luôn tham gia tích cực.  nhân viên Công ty tự hào với truyền thống vẻ vang của mình. Truyền thống vượt khó, năng động, sáng tạo và đoàn kết mà lớp công nhân đi trước tới lớp công nhân ngày nay luôn gìn giữ phát huy. Mang theo hành trang truyền thống quý giá đó bước vào năm thứ 13 của thế kỷ XXI, phát huy nội lực tận dụng mọi tiềm năng đẩy mạnh sản xuất xuất khẩu, nhất định Công ty Cổ phần May Trường Giang sẽ “Bay cao, bay xa” hơn nữa trong công cuộc đổi mới xây dựng đất nước Việt Nam thân yêu “Đàng hoàng hơn, to đẹp hơn” như Bác Hồ kính yêu mong muốn.
     Nghe mẹ giới thiệu về ngành dệt may của đất nước,quê hương mình tự dưng trong long em bồi hồi rạo rực cứ y  như ngày mai, sáng dâỵ mình đã trở thành cô thợ may thời trang đó các bạn ơi! Đã yêu, đã thích cái nghề cái nghề dệt may rồi thì ngay từ bây giờ em phải có sự chuẩn bị con đường khát vọng để sớm đạt được ước mơ .Theo em, lộ trình ấy diễn ra như sau:
       2. Con đường thực hiện để sau này trở thành nghề: Tập trung cao nhất cho nhiệm vụ học tập,rèn luyện để kết quả thi học kỳ II và cả năm đạt yêu cầu cao.Tiếp tục nghiên cứu,tra cứu sách báo,tài liệu,lên mạng tìm hiểu nâng cao kiến thức về ngành dệt may,bổ sung kiến thức đã tích lũy về ngành từ năm học trước, đi tham quan các cơ sở dệt may đang đóng trên địa bàn Tam Kỳ và các vùng miền lân cận để tạo thêm dấu ấn ngành nghề với mình.Tự nuôi ước mơ bằng con đường tìm hiểu,nghiên cứu chi tiết hơn về nghề dệt may đang được tổ chức giảng dạy ở các trường Cao đẳng,cao đẳng nghề,trường dạy nghề để đón đầu,chọn lọc những ngành nghề phù hợp với sở thích,sức khỏe của em.Chính từ sự mài mò nghiên cứu đến nay em mới nhận ra rằng nghề dệt may vô cùng đa dạng ở các lĩnh vực như: ngành sợi, ngành nhuộm, ngành may thêu,ngành thiết kế thời trang.Ngoài ra,em còn hiểu cặn kẽ chỉ tiêu tuyển sinh đầu vào của ngành từ các trường chuyên nghiệp là vô cùng phong phú mở đón các bạn đã,đang yêu thích nghề dệt may.Nguồn nhân lực từ sơ cấp đến Đại học hằng năm của ngành dệt may trên cả nước cần tới hàng trăm ngàn chỗ làm điều mà em và các bạn rất mừng khi chọn cho bản thân một nghề để bước vào đời .Tuy vậy, với em bên cạnh nuôi dưỡng ước mơ sớm trở thành tế bào của đại gia đình dệt may Việt Nam con đường ngắn đầy chông gai phải nổ lực vượt qua đó là phải đổ vào trường THPTcông lập trong thành phố Tam Kỳ,học tập thật tốt của 3 năm bậc học này làm tiền đề để chọn một ngành thuộc lĩnh vực dệt may mà mình hằng mong ước
       3. Một số cơ sở đào tạo nghề:
       
Trường Cao đẳng dệt may thời trang Hà Nội
Trường Cao đẳng kinh tế kĩ thuật Vinatex TP HCM
Trường Cao đẳng nghề Đà Nẵng
Trường cao đẳng nghề Quảng Nam




     

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét