Thứ Bảy, 8 tháng 9, 2012

Tiểu sử Liên Đội mang tên Lý Tự Trọng

Tiểu sử Liên Đội mang tên:             - LÝ TỰ TRỌNG - 
                                                        (Tiểu sử tóm tắt)


     Lý Tự Trọng tên thật là Lê Văn Trọng, còn được gọi là Huy (sinh ngày 20 tháng 10 năm 1914 [1]-1931) là một trong những nhà cách mạng trẻ tuổi nhất của Việt Nam.


      

     Lý Tự Trọng quê gốc ở xã Thạch Minh, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh nhưng lại sinh ra tại làng Bản Mạy, tỉnh NaKhon - Thái Lan trong một gia đình Việt kiều yêu nước có đông anh chị em. Cha ông là Lê Hữu Đạt, mẹ là Nguyễn Thị Sờm, đều là những Việt kiều yêu nước sống ở Nakhon; họ gốc của ông vốn là Lê Hữu song đến đời ông thì được đặt thành Lê Văn.

     Ngày 9 tháng 2 năm 1931, trong buổi mít tinh kỉ niệm một năm cuộc khởi nghĩa Yên Bái tổ chức tại Sài Gòn, khi mật thám đến đàn áp, Lý Tự Trọng đã bắn chết thanh tra mật thám Le Grand, ông bị bắt và kết án tử hình vào ngày 20 tháng 11 năm 1931 khi ông mới 17 tuổi.

   "Tôi chưa đến tuổi thành niên thật, nhưng tôi đủ trí khôn để hiểu rằng con đường của thanh niên chỉ có thể là con đường cách mạng và không thể là con đường nào khác." (Lý Tự Trọng)

     Câu nói của vị anh hùng trẻ tuổi Lý Tự Trọng vẫn còn vang vọng mãi cho tới hôm nay. Và ngôi trường chúng ta tự hào mang tên anh, đọng lại mãi trong lớp lớp học sinh trường THCS Lý Tự Trọng hôm nay những hào khí oai hùng về một thế hệ máu xương của lớp người đi trước ấy.
     
[Cre - edit : Nguyễn Thị Thảo Vy]

Tiểu sử chi đội mang tên:

               LÊ HỒNG PHONG
                 ( Tiểu sử tóm tắt )

 Lê Hồng Phong (19021942) là một nhà cách mạng Việt Nam. Ông là Tổng bí thư thứ 2 của Đảng Cộng sản Đông Dương từ 1935 đến1936. Vợ ông, Nguyễn Thị Minh Khai, cũng là một yếu nhân của Đảng trong thời kỳ đầu.

 Thân Thế:

Ông tên thật là Lê Văn Dục, sinh ngày 6 tháng 9 năm 1902 trong một gia đình nghèo thuộc xóm Đông Cửa, thôn Đông Thông, tổngThông Lạng, nay là xã Hưng Thông, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An. Từ nhỏ cuộc sống ông đã bập bênh nhiều khó khăn. Song thân ông là ông Lê Huy Quán và bà Phạm Thị Sau.
Mồ côi cha từ nhỏ, tuy nhiên nhờ sự tảo tần của người mẹ, ông vẫn được cho theo học chữ Hán tại làng, được thầy học cải tên thành Lê Văn Duyện. Sau đó, ông được cho học tiếp thêm khoảng 2 năm tiếng Pháp. Vì gia cảnh quá ngặt nghèo, năm 16 tuổi, ông đổi tên thành Lê Huy Doãn và xin đi làm công cho một hãng buôn ở Vinh để có thêm tiền sinh kế cho gia đình. Một thời gian sau, ông chuyển sang làm công nhân nhà máy diêm Bến Thủy và bị đuổi việc vì đã vận động công nhân đấu tranh đòi quyền lợi với giới chủ bóc lột. Từ đó, ông bước vào con đường làm một nhà cách mạng chuyên nghiệp.
 Hoạt động ở hải ngoại:
Tháng 1 năm 1924, ông cùng 10 thanh niên, sang Thái Lan, sau đó đi qua Quảng Châu (Trung Quốc). Tại đây, ông cùng Lê Hồng Sơn, Lê Quang Đạt gặp Nguyễn Ái Quốc và được kết nạp vào tổ chức cách mạng Tâm Tâm Xã (còn gọi là Tân Việt Thanh niên Đoàn)[3]. Ông là một trong 9 hội viên hạt nhân của tổ chức Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội.  Tháng 8 năm 1927, ông cùng nhóm thanh niên tình nguyện Việt Nam đang theo học tại Trường Không quân Quảng Châu sang học tiếp tại Trường Không quân Liên Xô.
 Con đường cách mạng :
 Tháng 1 năm 1936, ông tới Trung Quốc và triệu tập Hội nghị Trung ương Đảng tại Thượng Hải (tháng 7 năm 1936).
Ngày 10 tháng 11 năm 1937, với tên là La Anh, ông về nước hoạt động.
Tháng 3 năm 1938, ông dự Hội nghị Trung ương họp tại Hóc Môn (Gia Định) quyết định thành lập "Mặt trận Dân chủ Đông Dương".
Ngày 22 tháng 6 năm 1939, ông bị quân Pháp bắt lần thứ nhất ở Sài Gòn và bị kết án 6 tháng tù.
Ngày 6 tháng 2 năm 1940, ông bị bắt lần thứ hai, bị kết án 5 năm tù và đày đi Côn Đảo.
Ngày 6 tháng 9 năm 1942, ông qua đời trong lúc ở trong tù tại Côn Đảo đúng vào ngày sinh lần thứ 41.
Ông lập gia đình với Nguyễn Thị Minh Khai, một nữ đồng chí cùng học tại Đại học Phương Đông. Hai người có chung một người con gái tên Lê Hồng Minh.

[Cre: Nguyễn Thị Thảo Vy - Ks -]

Thứ Năm, 6 tháng 9, 2012

Lễ kỷ niệm 110 năm ngày sinh Tổng Bí thư Lê Hồng Phong



(VOV) -Đồng chí Lê Hồng Phong, nhà lãnh đạo tài năng, một chiến sĩ nhiệt thành của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế.
Sáng 6/9, tại thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc và tỉnh Nghệ An đã tổ chức trọng thể lễ kỷ niệm 110 năm ngày sinh Tổng Bí thư Lê Hồng Phong.
Dự lễ có Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng nhiều đồng chí lãnh đạo; nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các đồng chí lão thành cách mạng. Về phía tỉnh Nghệ An có đồng chí Phan Đình Trạc, Bí thư Tỉnh uỷ Nghệ An cùng các đồng chí lãnh đạo tỉnh các tầng lớp nhân dân tỉnh Nghệ An.
Trước khi diễn ra lễ mít tinh, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dẫn đầu đoàn đại biểu lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã tới dâng hương, dâng hoa tưởng nhớ Tổng Bí thư Lê Hồng Phong tại nhà lưu niệm đồng chí Lê Hồng Phong ở xã Hưng Thông, huyện Hưng Nguyên.
Đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ghi sổ vàng lưu niệm (Ảnh: Báo Nghệ An)
Đọc diễn văn tại buổi lễ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định: Đồng chí Lê Hồng Phong, Tổng Bí thư của Đảng ta thời kỳ 1935 - 1936, một trong những học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, người cộng sản kiên cường, nhà lãnh đạo tài năng, một chiến sĩ nhiệt thành của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, người đã hiến dâng trọn đời mình cho sự nghiệp độc lập, tự do của Tổ quốc và hạnh phúc của nhân dân.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ôn lại cuộc đời và sự nghiệp cách mạng vẻ vang của đồng chí Lê Hồng Phong, tên thật là Lê Huy Doãn, sinh năm 1902 tại xã Thông Lạng (nay là xã Hưng Thông), huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An. Trước cảnh nước mất, nhà tan bởi thực dân, phong kiến, đồng chí đã sớm nuôi trong mình tư tưởng yêu nước và ý chí làm cách mạng.
Năm 1924, Lê Hồng Phong sang Quảng Châu (Trung Quốc) gia nhập nhóm Tâm Tâm xã và sau đó được gặp lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, được Người giác ngộ cách mạng theo chủ nghĩa Mác - Lê-nin. Kể từ đó Lê Hồng Phong quyết tâm đi theo con đường cứu nước của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc.
Tháng 11/1937, Lê Hồng Phong bí mật về Sài Gòn, cùng Trung ương tích cực chỉ đạo việc thực hiện chủ trương chiến lược mới của Đảng. Năm 1939, đồng chí Lê Hồng Phong bị thực dân Pháp bắt, sau đó đày ra Côn Đảo. Bị kẻ thù tra tấn dã man và bệnh tật, đồng chí đã trút hơi thở cuối cùng vào trưa ngày 6/9/1942.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định: 40 tuổi đời, 20 năm hoạt động cách mạng liên tục, oanh liệt và đầy nhiệt huyết, đồng chí Lê Hồng Phong đã hiến dâng trọn đời mình cho sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng và dân tộc. Đồng chí đã để lại tấm gương sáng về đạo đức cách mạng, tình yêu gia đình, quê hương, đất nước, suốt đời hy sinh cho độc lập, tự do của Tổ quốc, hạnh phúc của nhân dân, tận trung với Đảng, tận hiếu với dân, son sắt thuỷ chung với đồng chí, bạn bè, luôn lạc quan tin tưởng vào thắng lợi của cách mạng.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu rõ: Ở Lê Hồng Phong, một trong những phẩm chất nổi bật là tấm gương học tập và rèn luyện. Điều đó giúp đồng chí rất nhiều trong công tác, nhất là khi phải chủ trì công việc trọng đại của Đảng. Đồng chí luôn gắn việc học tập với hoạt động cách mạng, rèn luyện trong tổ chức và chỉ đạo thực tiễn. Việc chắp nối, liên lạc để khôi phục các tổ chức cơ sở đảng ở trong nước và chủ trương đưa địa bàn hoạt động về trong nước thay vì chỉ đạo từ xa đã nói lên điều đó.
Lê Hồng Phong là một tấm gương mẫu mực trong việc kết hợp giữa học và hành, lý luận và thực tiễn. Đồng chí Lê Hồng Phong còn là một nhà hoạt động quốc tế nhiệt thành. Ở đồng chí, thể hiện rất sâu sắc lòng yêu nước kết hợp với tinh thần quốc tế, cách mạng Việt Nam kết hợp với cách mạng thế giới. Đồng chí luôn đặt lợi ích của cách mạng lên trên lợi ích của cuộc sống riêng và hạnh phúc gia đình.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chỉ rõ: Học tập và noi theo đồng chí Lê Hồng Phong và các bậc cách mạng tiền bối khác, chúng ta tiếp tục thực hiện tốt việc xây dựng, chỉnh đốn Đảng theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 khoá 11, tích cực đấu tranh chống các biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, tệ quan liêu, tham nhũng và mọi biểu hiện tiêu cực khác; xây dựng Đảng ta ngày càng trong sạch, vững mạnh, gắn bó mật thiết với nhân dân, lãnh đạo toàn dân ra sức phấn đấu thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội 11 của Đảng./.

    Thứ Ba, 4 tháng 9, 2012

    Triển lãm ảnh cuộc đời và sự nghiệp cố tổng bí thư Lê Hồng Phong


    (Dân trí) - Trong khuôn khổ hướng tới chào mừng kỷ niệm 110 năm ngày sinh cố Tổng Bí thư Lê Hồng Phong (6/9/1902 - 6/9/2012), tỉnh Nghệ An, UBND huyện Hưng Nguyên đã tổ chức triển lãm ảnh về cuộc đời và sự nghiệp cố Tổng bí thư Lê Hồng Phong.

    Hòa chung không khí vui mừng hướng tới kỷ niệm 110 năm ngày sinh Tổng Bí thư Lê Hồng Phong, UBND tỉnh Nghệ An, huyện Hưng Nguyên đã tiến hành tổ chức triển lãm ảnh quê hương Tổng Bí thư Lê Hồng phong hôm nay. Triển lãm ảnh đã thu hút đông đảo người dân TP Vinh, huyện Hưng Nguyên và đặc biệt là những người con của xã Hưng Thông - nơi chôn nhau cắt rốn của đồng chí Bí thư Lê Hồng Phong. 

    Lê Hồng Phong sinh năm 1902, tại làng Đông Thôn, tổng Thông Lạng nay là xã Hưng Thông, huyện Hưng Nguyên. Ngày 17/2/1924, Lê Hồng Phong xuât dương sang Xiêm (Thái Lan) gia nhập Trại Cày của cụ Đặng Thúc Hứa. Năm 1924, sang Trung Quốc và gia nhập nhóm Tâm Tâm Xã, sau đó được lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc kết nạp vào tổ chức Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí Hội.

    Năm 1925, Lê Hồng Phong vào học trường quân sự Hoàng Phố và một năm sau được cử sang học trường không quân Quảng Châu. Tháng 2/1926, đồng chí gia nhập Đảng cộng sản Trung Quốc. Tháng 7/1927, Lê Hồng Phong được cử sang học trường Không quân số 2 Borisoglebsk (Liên Xô). Tháng 10/1928, đồng chí học đại học ở trường Phương Đông trở thành Đảng viên Đảng cộng sản Liên Xô, thành viên trong Ủy ban tổ chức Đảng nhóm Đông Dương. 

    Cuối năm 1931, đồng chí Lê Hồng Phong trở về Trung Quốc hoạt động, đồng thời tìm hiểu, liên lạc với tổ chức Đảng trong nước nhằm khôi phục phong trào và soạn thảo chương trình hành động của Đảng, được quốc tế Cộng sản công nhận. Tháng 3/1934, Lê Hồng Phong làm Tổng thư ký (Bí thư) Ban Chỉ huy ở ngoài của Đảng Cộng sản Đông Dương. 

    Đến tháng 3/1935, Lê Hồng Phong đã lên giữ chức Tổng Bí thư tại đại hội I của Đảng ở Ma Cao. Và đến tháng 7/1935, Lê Hồng Phong dẫn đầu đoàn đại biểu Đảng ta dự đại hội VII Quốc tế Cộng sản ở Moskva được bầu làm Ủy viên Ban chấp hành Quốc tế cộng sản. Tháng 1/1936, đồng chí trở về Trung Quốc hoạt động, triệu tập Hội nghị Trung ương Đảng tại Thượng Hải (7/1936). Tháng 11/1937, trở về Sài Gò cùng Trung ương Đảng chỉ đạo cách mạng. Đến tháng 3/1938, Lê Hồng Phong dự Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng họp tại Hóc Môn, Gia Định. 

    Ngày 22/6/1939, đồng chí Lê Hồng Phong bị bắt và bị Tòa án Sài Gòn kết án 6 tháng tù giam, 3 năm quản thúc. Đến năm 1940, đồng chí Lê Hồng Phong thêm một lần nữa bị thực dân Pháp bắt lần thức hai tại quê hương, rồi đưa vào giam ở Khám Lớn, Sài Gòn và bị kết án 5 năm tù, đày ra Côn Đảo. Và đến ngày 6/9/1942, đồng chí Lê Hồng Phong đã hy sinh tại xà lim cầm cô Banh II, Côn Đảo. 

    Dưới đây là một số hình ảnh triển lãm ảnh về cuộc đời và sự nghiệp Tổng Bí thư Lê Hồng Phong trên quê hương hôm nay:     

    Học sinh được thầy giáo đưa đến thăm khu di tích Tổng bí thư Lê Hồng Phong.

    Học sinh được thầy giáo đưa đến thăm khu di tích Tổng bí thư Lê Hồng Phong.
    Học sinh được thầy giáo đưa đến thăm khu di tích Tổng bí thư Lê Hồng Phong.

    Mộ Tổng Bí thư Lê Hồng Phong tại Côn Đảo.
    Mộ Tổng Bí thư Lê Hồng Phong tại Côn Đảo.

    Lãnh đạo tỉnh Nghệ An viếng mộ Tổng Bí thư Lê Hồng Phong. 
    Lãnh đạo tỉnh Nghệ An viếng mộ Tổng Bí thư Lê Hồng Phong. 

    Lãnh đạo Đảng và Nhà nước dâng hương Tổng Bí thư Lê Hồng Phong tại Khu di tích.
    Lãnh đạo Đảng và Nhà nước dâng hương Tổng Bí thư Lê Hồng Phong tại Khu di tích.

    Nguyên chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết thăm khu lưu niệm Tổng Bí thư Lê Hồng Phong.
    Nguyên chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết thăm khu lưu niệm Tổng Bí thư Lê Hồng Phong.

    Nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu thăm quan khu lưu niệm Tổng Bí thư Lê Hồng Phong.

    Nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu thăm quan khu lưu niệm Tổng Bí thư Lê Hồng Phong.
    Nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu thăm quan khu lưu niệm Tổng Bí thư Lê Hồng Phong.

    Bộ phản gỗ của gia đình đồng chí Lê Hồng Phong, ở xã Hưng Thông, Hưng Nguyên.
    Bộ phản gỗ của gia đình đồng chí Lê Hồng Phong, ở xã Hưng Thông, Hưng Nguyên.

    Gian bếp của gia đình đồng chí Lê Hồng Phong, ở Hưng Thông, Hưng Nguyên.
    Gian bếp của gia đình đồng chí Lê Hồng Phong, ở Hưng Thông, Hưng Nguyên.

    Dũng khí của đồng chí Lê Hồng Phong khi bị địch bắt.
    Dũng khí của đồng chí Lê Hồng Phong khi bị địch bắt.

    Dũng khí của đồng chí Lê Hồng Phong khi bị địch bắt.
    Chợ Lớn nơi đồng chí Lê Hồng Phong đóng giáo sự dạy học khi hoạt động bí mật ở Sài Gòn năm 1937-1938.

    Đồng chí Lê Hồng Phong trong bộ quân phục phi công của hồng quân Liên Xô năm 1927-1928.
    Đồng chí Lê Hồng Phong trong bộ quân phục phi công của hồng quân Liên Xô năm 1927-1928.

    Triển lãm ảnh cuộc đời và sự nghiệp Tổng Bí thư Lê Hồng Phong 
    Triển lãm ảnh cuộc đời và sự nghiệp Tổng Bí thư Lê Hồng Phong 
    đã thu hút hàng trăm người dân quê lúa Hưng Thông từ trẻ em...

    đến cụ già...
    đến cụ già...

    hay trung niên ...
    hay trung niên ...

    ...phụ nữ...
    ...phụ nữ...
    ...phụ nữ...

    và quân nhân..
    và quân nhân..

    cùng nhiều thành phần khác nhau...
    cùng nhiều thành phần khác nhau...
    cùng nhiều thành phần khác nhau...

    cùng nhiều thành phần khác nhau...
    cùng nhiều thành phần khác nhau...
    Hàng trăm người dân đã đến tham quan và xem triển lãm về cuộc đời và sự nghiệp của Tổng Bí thư Lê Hồng Phong.

    Khu tưởng niệm cố Tổng Bí thư Lê Hồng Phong được xây dựng khang trang.
    Khu tưởng niệm cố Tổng Bí thư Lê Hồng Phong được xây dựng khang trang.

     

    Thứ Ba, 28 tháng 8, 2012

    Thời khoá biểu chính thức của Học kì I

    Thứ 2
    Thứ 3
    Thứ 4
    Thứ 5
    Thứ 6
    Thứ 7
    Chào cờ
    Công nghệ
    Toán
    Toán (tự chọn)
    Tiếng Anh
    Ngữ Văn
    Vật lý
    Sinh học
    Toán
    Toán (tự chọn)
    Sinh học
    Hoá học
    Hoá học
    Ngữ Văn
    Tiếng Anh

    Âm nhạc
    Vật lý
    Ngữ Văn
    Ngữ văn
    Địa lý

    Ngữ Văn
    Toán
    Công dân
    Toán
    Lịch sử

    Địa lý
    Sinh hoạt chủ nhiệm


    [LƯU Ý] - Lịch bồi dưỡng HSG khối 9

    NgàyTiết
    Môn bồi dưỡng
    27/82, 3
    Toán, Lý, Tin
    28/82, 3
    Văn, Anh, Lý, Hoá
    29/82, 3
    Văn, Anh, Toán, Hoá, Tin
    31/82, 3
    Văn, Toán, Anh, Lý
    1/92, 3
    Tin
    4/92, 3
    Văn, Toán, Anh, Lý, Hoá, Tin
    5/92, 3
    Văn, Toán, Anh, Hoá, Tin
    7/92, 3
    Anh, Lý
    8/92, 3
    Văn, Toán, Hoá, Tin
    10/92, 3
    Lý, Hoá